Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Những ngộ nhận nguy hiểm người bệnh hen phế quản (hen suyễn) thường mắc

Nước ta có hơn 4,1% dân số bị mắc bệnh hen, nhưng chỉ có 29,1% trong số đó được điều trị dự phòng hen. Như vậy, cứ 3 người bị hen chỉ có 1 người được kiểm soát dự phòng. Vẫn còn nhiều những ngộ nhận nguy hiểm về hen phế quản (hen suyễn) là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc hen và Tu vong do hen không ngừng tăng lên, tỷ lệ bệnh nhân hen được kiểm soát còn ở mức thấp.

Cứ 3 người bị hen chỉ có 1 người được kiểm soát dự phòng (ảnh nguồn P/H)

Ngộ nhận 1: Bệnh hen là bệnh hô hấp thường, có thể tự khỏi

Tỷ lệ trẻ em bị mắc hen phế quản gần 30% nhưng nhiều người trong gia đình người bệnh quan sát thấy trẻ em mắc bệnh hen đến thời kỳ dậy thì sẽ tự nhiên khỏi, và quan niệm rằng chữa hay không cũng không quan trọng. Nhận thức sai lầm này khiến không ít người bệnh hen đánh mất đi cơ hội có lợi để điều trị.

Trên thực tế: tỷ lệ trẻ em bị hen phế quản kể cả khi trưởng thành lên tới 60-70%. Khi mới phát hiện các dấu hiệu của hen phế quản ở trẻ, phụ huynh nên cho con thăm khám và điều trị sớm để làm giảm bớt những ảnh hưởng của bệnh hen tới cuộc sống sinh hoạt và học tập thường ngày của trẻ.

Ngộ nhận 2: Dùng Thu*c cắt cơn như là thần dược

Khi lên cơn hen, loại Thu*c cắt cơn hen này giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu ngay nhờ tác dụng làm giãn phế quản. Chính vì vậy, có tới 2/3 lượng bệnh nhân lạm dụng Thu*c cắt cơn hen và bỏ qua việc điều trị dự phòng, nhiều người cho rằng đây mới là vị cứu tinh của mình, nghĩ rằng chỉ cần luôn mang theo Thu*c cắt cơn là tránh được căn bệnh hen suyễn và thờ ơ với điều trị tận gốc căn nguyên sinh bệnh, bỏ qua những liệu pháp dự phòng bệnh hiệu quả.

Trên thực tế: việc điều trị tận gốc căn nguyên sinh bệnh hen phế quản, phục hồi sức đề kháng cho cơ thể mới là chìa khóa đẩy lùi bệnh hen, ngăn ngừa cơn hen tái phát trở lại. Nếu chỉ dùng Thu*c cắt cơn, các cơn hen của bạn sẽ xuất hiện ngày càng thường xuyên với mức độ trầm trọng hơn. Ngoài ra, việc lạm dụng Thu*c cắt cơn còn gây nhờn Thu*c, người bệnh dễ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Ảnh minh họa

Ngộ nhận 3: Có thể thoải mái dùng các bài Thu*c Đông y không qua kiểm chứng

Có bệnh thì vái tứ phương, nhiều người bị hen phế quản đã tìm đến các bài Thu*c Đông y không rõ nguồn gốc xuất xứ khi được quảng cáo giúp trị hết bệnh hen phế quản.

Nhiều các bài Thu*c hoặc sản phẩm gắn mác "gia truyền" thực chất chứa corticoide - một trong các chất kháng viêm vẫn được dùng điều trị dự phòng hennhưng liều lượng chưa chuẩn hóa. Nó có thể gây quá liều corticoide và dẫn đến nhiều tác dụng phụ như tăng huyết áp, hạ canxi máu, loét dạ dày tá tràng, loãng xương, nấm họng, nám da... và nhiều rối loạn nữa.

Muốn điều trị hen phế quản bằng Thu*c Đông y hiệu quả: người mắc hen phế quản cần hết sức tỉnh táo, lựa chọn các sản phẩm an toàn, đã được Bộ Y tế cấp phép là Thu*c trong điều trị. Tránh sử dụng các loại bài Thu*c không có nguồn gốc xuất xứ hay các sản phẩm không có tác dụng chữa bệnh.

Ngộ nhận 4: Bị hen phế quản tránh tập thể dục, hoạt động thể chất gây mệt mỏi thêm

Người bịhen suyễn nên đến bác sĩ tư vấn để chọn một môn và xác định cường độ, cách tập phù hợp với sức khỏe của mình. Nếu có triệu chứng của cơn hen, nên ngừng ngay, nghỉ ngơi và dùng Thu*c cắt cơn.

Trên thực tế: việc tập luyện luôn có lợi cho sức khỏe, ngay cả với người bị hen. Bạn có thể tập các môn nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, khí công, thể dục nhịp điệu; trước đó cần khởi động và uống đủ nước, luôn mang theo Thu*c cắt cơn bên mình. Tránh những môn cần gắng sức nhiều.

Ngộ nhận 5: Bệnh hen suyễn là bệnh mạn tính, không thể chữa được

Hen phát triển và kéo dài bởi yếu tố môi trường và di truyền. Hen phế quản khiến cho chất lượng cuộc sống của người mắc hen giảm đi một cách đáng kể, khiến họ bị hạn chế trong hoạt động hàng ngày cũng như các hoạt động thể lực khác. Chính việc ngộ nhận dùng Thu*c chưa đúng cách, đúng giai đoạn, hoặc sử dụng chưa đủ liệu trình chính là một trong số các nguyên nhân dẫn tới thiếu hiệu quả trong điều trị kiểm soát hen phế quản, khiến bệnh hen suyễn tái đi tái lại .

Trên thực tế: người mắc hen phế quảnhoàn toàn có thể kiểm soát tốt cơn hen và điều trị tận gốc căn nguyên sinh bệnh hen để sống như người bình thường.

Để kiểm soát hen, ngoài Thu*c cắt cơn hen thì cần phải dùng Thu*c dự phòng. Khi điều trị hen đã bắt đầu, quyết định điều trị dựa vào chu kì đánh giá, điều chỉnh và xem lại đáp ứng. Thu*c dự phòng được điều chỉnh, nâng lên hoặc hạ xuống theo phương pháp từng bậc để đạt được kiểm soát triệu chứng tốt, giảm thiểu nguy cơ các đợt kịch phát trong tương lại, giới hạn luồng khí thở cố định và tác dụng phụ của Thu*c. Khi kiểm soát triệu chứng tốt được duy trì trong 2-3 tháng, hạ bậc điều trị để tìm ra cách điều trị tối thiểu hữu hiệu của bệnh nhân.

Cần lưu ý rằng:

- Việc tự ý ngưng đột ngột Thu*c dự phòng hen đôi khi có thể là yếu tố nguy cơ khiến bệnh nhân lên cơn nặng, thậm chí nguy kịch nữa.

- Ngay trong trường hợp tốt nhất, liều điều trị ban đầu thông thường sẽ được duy trì trong vài tháng (1,3 hay 6 tháng tùy trường hợp). Sau đó sẽ giảm liều (chuyển sang dùng 1 lần / ngày chẳng hạn) tiếp trong vài tháng (thường ít nhất 3-6 tháng).

- Chỉ có thể ngưng Thu*c nếu đã kiểm soát được hen ít nhất 1 năm và đang ở liều điều trị thấp nhất ít nhất là 1 năm. Chính vì thế mọi việc giảm liều, ngưng Thu*c không đơn giản chút nào phải không bạn và cần được thực hiện cẩn thận với sự chỉ định và theo dõi đúng mức của bác sĩ.

Bệnh hen suyễn cần dự phòng hơn chữa bởi sự nguy hiểm với người bệnh

(ảnh nguồn Thu*c hen P/H)

Ngoài dự phòng hen phế quản theo y học hiện đại thì từ xa xưa, trong các sách cổ y đã lưu lại nhiều bài Thu*c đông y giúp dự phòng hen phế quản, trong đó hiệu quả nhất phải kể tới bài Thu*c “Tiểu thanh long thang”. Ngày nay, khoa học hiện đại đã chứng minh được hiệu quả ngăn ngừa cơn hen tái phát của bài Thu*c này thông qua cơ chế điều hòa ngũ tạng, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Xu hướng điều trị bằng Thu*c hen thảo dược bào chế theo bài Thu*c “Tiểu thanh long thang” gia giảm đã đem lại kết quả hơn mong đợi trong việc điều trị dự phòng căn bệnh nguy hiểm, thuộc hàng “Tứ chứng nan y” này.

Thu*c hen thảo dược gia giảm từ bài Thu*c “Tiểu thanh long thang” là Thu*c điều trị được Bộ Y tế cấp phép, được chỉ định điều trị các thể hen phế quản, phòng chống cơn hen tái phát. Thu*c có tác dụng tương đương với Thu*c dự phòng y học hiện đại.

Thu*c hen thảo dược đã được áp dụng trong điều trị nhiều năm nay và đã được đưa vào danh mục bảo hiểm y tế cho bệnh nhân tại nhiều bệnh viện. Thu*c tập trung phục hồi – điều hòa – nâng cao công năng tạng phủ, từ đó sức đề kháng tăng, sức khỏe được cải thiện, phế quản hết viêm, đờm không sinh ra và được tiêu trừ, ho giảm, các cơn hen kịch phát nhẹ và thưa dần, tiến tới không còn tái phát.

Thu*c hen thảo dược được bào chế trên dây chuyền và công nghệ hiện đại, nguồn dược liệu sạch đạt tiêu chuẩn GMP – WHO, an toàn, hạn chế được các tác dụng phụ không mong muốn.

Một đợt điều trị của Thu*c hen thảo dược kéo dài từ 8 – 10 tuần. Sau thời gian điều trị 4 tuần, người mắc hen phế quảnsẽ thấy cơn hen thưa và nhẹ dần, đờm loãng và tống xuất ra ngoài, ho giảm, phế quản thông thoáng và dễ thở hơn. Công năng tỳ vị được cải thiện giúp người sử dụng ăn ngon, ngủ ngon và yên giấc hơn, đặc biệt là thời điểm về đêm, khoảng 2 – 3 giờ sáng. Khi điều trị đủ đợt (8 – 10 tuần), bệnh nhân không còn lên cơn hen, khỏe mạnh hơn, có thể tham gia lao động và sinh hoạt bình thường, cảm thấy yên tâm trước những thay đổi của thời tiết và các tác nhân gây cơn hen kịch phát khác.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhung-ngo-nhan-nguy-hiem-nguoi-benh-hen-phe-quan-hen-suyen-thuong-mac-n160730.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY