Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những người tuyệt đối không nên ăn rau cần kẻo hối không kịp

Có những người được khuyến cáo không nên ăn rau cần để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân.

Có những người được khuyến cáo không nên ăn rau cần để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân.

Những người tuyệt đối không nên ăn rau cần kẻo hối không kịp - Ảnh 1

Là loại rau phổ biến nhưng không nên ăn nhiều để dảm bảo sức khỏe.

Rau cần nước còn gọi là cần cơm, cần ống, hương cần, hồ cần..., tên khoa học là Oenanthe javanica (Blume), là một trong những loại rau thông dụng ở nước ta.

Rau cần được biết đến là loại rau cung cấp nhiều dưỡng chất như Vitamin P, C, Abumin, đường, Canxi, Phốt pho, Sắt, Carôtin, Axit hữu cơ... Nghiên cứu dược lý cho thấy, loại rau này có tác dụng giảm ho, chống viêm, long đờm, kháng nấm, hạ huyết áp, giảm đường và mỡ máu.

Theo y học cổ truyền, rau cần có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bình can, thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp, giảm áp suất máu… Rau cần đặc biệt có tác dụng trong giảm ho, chống viêm, long đờm. Tất cả các bộ phận của cây rau từ rễ, thân và lá đều có tác dụng chữa bệnh.

Những người tuyệt đối không nên ăn rau cần kẻo hối không kịp - Ảnh 2

Tất cả các bộ phận của rau cần đều có tác dụng chữa bệnh. Ảnh minh họa

Loại rau này cung cấp nhiều chất xơ nên rau cần có tác dụng loại trừ các chất thải có độc trong hệ tiêu hóa. Ngoài ra, rau cần cũng rất tốt cho người thiếu máu, mất ngủ, bà bầu giai đoạn cuối thai kỳ. Hương thơm của rau cần còn kích thích và lưu thông các tuyến mồ hôi, giảm huyết áp.

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn rau cần. Dưới đây là nhóm người mà chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn rau cần để tránh mang họa:

Phụ nữ đang thời kỳ kinh nguyệt

Những phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt không nên ăn rau cần. Bởi thời gian này cần giữ cho máu trong cơ thể ở trạng thái nóng ấm. Nếu ăn những thực phẩm lạnh, có tính hàn như rau cần, máu sẽ bị kích thích và thay đổi về nhiệt độ, làm máu lưu thông không tốt, gây nên hiện tượng đau bụng kinh.

Người mắc bệnh da liễu

Theo các chuyên gia, những người có tiền sử mắc các bệnh về da liễu như: Vảy nến, dị ứng, tỳ vị hư, ngứa ngáy không nên ăn nhiều rau cần. Bởi thành phần của loại rau này có chứa arachidon – một dạng chất xúc tác gây ra phản ứng viêm tấy khiến các bệnh về da liễu lâu khỏi hơn.

Người huyết áp thấp

Với đặc tính thanh nhiệt, hạ huyết áp thì rau cần được khuyến cáo không sử dụng cho người bị bệnh huyết áp thấp để tránh bệnh thêm trầm trọng. Ngược lại, rau cần có lợi có người huyết áp cao.

Người bụng dạ yếu

Những người tuyệt đối không nên ăn rau cần kẻo hối không kịp - Ảnh 3

Cần rửa kỹ rau cần để tránh nhiễm giun sán hay Thu*c trừ sâu. Ảnh minh họa

Rau cần và các loại rau trồng dưới nước dễ bị nhiễm ấu trùng các loài giun, sán lá ruột. Người ăn phải các loại cây thủy sinh có chứa các nang trùng này chưa nấu chín kỹ sẽ nhiễm sán.

Ngoài ra, nếu được trồng trong môi trường ô nhiễm các loại rau này có khả năng bị nhiễm chất độc hại, người bụng dạ yếu ăn vào có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.

Vì vậy, khi sử dụng rau cần hãy rửa rau thật sạch dưới vòi nước chảy, đồng thời nấu chín để đảm bảo vệ sinh.

Minh Khôi (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/nhung-nguoi-tuyet-doi-khong-nen-an-rau-can-keo-hoi-khong-kip-a324296.html)

Tin cùng nội dung

  • Tuyệt đối không được chích, rạch vết thương khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, bởi việc này khiến bệnh nhân càng gặp nguy hiểm, do nọc rắn lục gây rối loạn cơ chế đông máu dẫn đến mất máu.
  • Tôi nghe nói khi bị rắn cắn thì phải ga rô chỗ rắn cắn lại để đề phòng nọc độc chạy vào tim nhưng có người lại bảo không nên làm như vậy. Xin quý báo tư vấn giúp.
  • Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em.
  • Thay vì có chế độ ăn kiêng phù hợp với bệnh thì chị Hoài (Hà Nội) lại rất thích ăn rau dền, rau măng muối, măng tươi... Chính vì thế, bệnh sỏi thận của chị càng ngày càng nặng.
  • Em có tìm hiểu qua mạng internet nhưng đều không rõ ràng vì vậy em kiêng ăn đủ thứ.
  • Mangyte cho tôi hỏi, bị viêm dạ dày có cần phải kiêng cữ loại thức ăn gì hay không? Ăn món gì thì hạn chế được bệnh?
  • Loét dạ dày tá tràng là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Ca dao có câu: “Gió đông lạnh buốt tái tê, thanh hao lá hẹ tràn trề cỗ xuân”. Trong thời tiết nắng ấm có pha chút lành lạnh đầu xuân, rau hẹ phát triển tươi tốt trong vườn. Thứ rau này là thực phẩm của cả bốn mùa, nhưng ăn vào mùa xuân là tốt nhất.
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY