Tâm lý hôm nay

Những suy nghĩ sai lầm về hội chứng tự kỷ cần thay đổi ngay

Trong thời gian qua rộ lên tin đồn có thể xác định hội chứng tự kỷ qua việc kiểm tra vân tay, xem nốt ruồi, xét nghiệm ADN… Tuy nhiên tất cả đều là suy nghĩ sai lầm.
Trong những năm gần đây, số trẻ em sinh ra mắc phải hội chứng tự kỷ có xu hướng tăng lên. Nhưng rất nhiều người vẫn còn có cái nhìn, suy nghĩ sai lầm về hội chứng này. Chính sự hiểu lầm này đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ cũng như gây áp lực cho gia đình có trẻ tự kỷ.

1. Nguyên nhân của tự kỷ là do thiếu sự quan tâm, chăm sóc

Hiện nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng trẻ bị tự kỷ là do thiếu sự quan tâm chăm sóc, sự yêu thương đùm bọc của bố mẹ, anh chị em trong gia đình. Nhưng trên thực tế, đây là một hội chứng do tổ chức não bộ thiếu kết nối với nhau vì vậy não bộ của trẻ tự kỷ không có khả năng tích hợp thông tin gây cản trở đến việc giao tiếp. Đây là một chứng rối loạn bẩm sinh chứ không phải do ăn uống hay có tính di truyền.



2. Xác định tự kỷ bằng việc kiểm tra vân tay, xem nốt ruồi...

Trong thời gian qua, nhiều người rộ lên tin đồn có thể xác định tự kỷ qua việc kiểm tra vân tay, xem nốt ruồi, xét nghiệm ADN… nhưng tất cả đều không mang lại kết quả chính xác. Trên thực tế, để xác định được trẻ có mắc phải hội chứng tự kỷ hay không, mức độ thế nào thì hiện tại vẫn dựa vào sự tương tác của trẻ với môi trường xã hội.

Và để xác định được thì cần gặp những người có kinh nghiệm lâu năm, các chuyên gia trong nghành để xác định đúng và đưa ra hướng can thiệp tốt nhất cho trẻ.

3. Biểu hiện của tự kỷ là ít nói, không thích tiếp xúc với mọi người

Đại đa số mọi người khi được hỏi đến về hội chứng tự kỷ đều cho rằng: những người tự kỷ thường ít nói, không biết nói, không thích tiếp xúc với mọi người hay là những người điên khùng, thần kinh… những hiểu lầm “ch*t người” này khiến trẻ tự kỷ và phụ huynh gặp không ít khó khăn về việc tạo ra môi trường cho trẻ hòa nhập với xã hội.

Những người có hội chứng tự kỷ tuy gặp khó khăn trong việc giao tiếp, tiếp nhận thông tin và hành vi nhưng họ vẫn có thể tiếp nhận nếu người hướng dẫn biết cách truyền tải thông tin.


Ở trẻ tự kỷ, mỗi em sẽ có những biểu hiện khác nhau nhưng điển hình là: không nhìn vào mắt người giao tiếp, không quan tâm tới những vấn đề xung quanh, làm việc một cách rập khuôn, nhại lại câu nói của người đang giao tiếp với mình, khó chịu với âm thanh, gặp khó khăn trong việc nhai nhuốt thức ăn...

4. Chữa tự kỷ bằng việc uống Thu*c, cúng bái, châm cứu

Do suy nghĩ sai lầm về nguyên nhân cũng như biểu hiện, đôi khi có cả sự mê tín dị đoan về hội chứng tự kỷ. Các bậc phụ huynh đã tìm đến nhiều phương pháp chữa trị như uống Thu*c, cúng bái, châm cứu, ăn gan gà có màu vàng, thả trẻ vào môi trường bình thường để trẻ tự hòa nhập…

 Trên thực tế các phương pháp này không mang lại hiệu quả đối với trẻ tự kỷ. Đến nay, y học vẫn chưa nghiên cứu ra phương pháp chữa trị tự kỷ.

Và hiện nay, tự kỷ chỉ dừng lại ở các chương trình can thiệp như: ADI (Can thiệp Phát triển Quan hệ), AAC (Giao tiếp Tăng cường và Thay thế), PECS (phương pháp hỗ trợ bằng hình ảnh), ABA (phân tích hành vi ứng dụng)…

Ở mỗi chương trình lại mang lại cho trẻ những lợi ích khác nhau. Vì vậy, để trẻ có được sự tiến bộ thì người hướng dẫn cần hiểu tính cách của trẻ và áp dụng các phương pháp linh hoạt.

5.  Chậm nói không phải là tự kỷ

Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con mình chậm nói so với bạn bè cùng lứa tuổi thì nghĩ ngay đến việc con bị tự kỷ và đưa đến các trung tâm tự kỷ để nhờ can thiệp. Ở nhiều trường hợp, trẻ tự kỷ bị chậm nói nhưng bên cạnh đó là những biểu hiện khác lạ nữa. Còn ở những trẻ có biểu hiện bình thường như các trẻ khác và chỉ chậm nói thì các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng.

Hãy kiên trì dạy trẻ nói bằng cách giảm bớt thời gian cho bé tiếp xúc với tivi, điện thoại, máy tính... Đồng thời, phụ huynh hãy tăng cường thời gian trò chuyện với con để bé luyện nói và có phản xạ về lời nói nhanh chóng hơn.

Theo Phạm Trang - Công luận
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-suy-nghi-sai-lam-ve-hoi-chung-tu-ky-can-thay-doi-ngay-n244467.html)
Từ khóa: sai lầmtự kỷ

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Tự kỷ là một rối loạn thuộc nhóm các rối loạn về phát triển nghiêm trọng còn được gọi là những rối loạn phổ tự kỷ, xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, thường trước 3 tuổi. Mặc dù các triệu chứng và mức độ nặng của bệnh không hằng định, nhưng tất cả các rối loạn phổ tự kỷ đều ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với những người xung quanh. Số trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ dường như đang tăng lên, mặc dù vẫn chưa rõ là do sự cải thiện trong khả năng phát hiện và báo cáo các
  • Thay đổi khẩu vị không đúng gây cảm giác đau buồn nôn táo bón giảm nhu cầu ăn uống của trẻ. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu muốn thay đổi khẩu vị cho trẻ.
  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Vị giác có thể phục hồi một phần hay hoàn toàn sau khi ngừng điều trị khoảng 1 năm. Súc miệng bằng nước súc miệng tự pha trước khi ăn giúp tăng vị giác
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY