Dinh dưỡng hôm nay

Những thức ăn khiến da “đổi màu”

Hãy cùng điểm qua những loại thức ăn và đồ uống có thể khiến da bạn thay đổi nếu không cẩn thận:
Mặc dù không phổ biến lắm, nhưng một số loại thực phẩm có thể thực sự khiến da đổi màu. Hãy cùng điểm qua những loại thức ăn và đồ uống có thể khiến da bạn thay đổi nếu không cẩn thận:

Paul Karason là một ví dụ thực tế. Người đàn ông bang Oregon này bắt đầu uống colloidal bạc, một loại dung dịch có chứa các tiểu phân bạc, để điều trị bệnh viêm da. Mặc dù bạc có các đặc tính kháng khuẩn, song colloidal bạc đã bị FDA cấm từ những năm 1990 do nó có thể gây nhiễm độc muối bạc, một tình trạng bệnh trong đó bạc tích tụ trong cơ thể và không đào thải được ra ngoài.

Không may là với Karason thì mọi việc đã quá muộn, và sau nhiều năm tự điều trị bằng colloidal bạc, cuối cùng da ông bị chuyển thành màu xanh lơ. Karason qua đời tháng 9 năm ngoái do một bệnh khác không liên quan đến tình trạng đổi màu da, nhưng vẫn là một trong những ca nhiễm độc muối bạc nổi tiếng nhất được ghi nhận.

Nhiễm độc muối bạc nguyên nhân là do tiếp xúc lâu ngày với bạc nguyên tố. Bạc tồn lưu trong cơ thể người, không đào thải được, khiến cho da và niêm mạc của bệnh nhân chuyển màu từ xám đến xám đen.

Da và mắt của một chàng trai 24 tuổi người Trung Quốc đã chuyển thành ánh xanh lục “dễ thương” sau khi bị nhiễm một loại ký sinh trùng do ăn ốc. Các bác sĩ ở Bệnh viện Không quân Quí Châu đã lấy ra từ cơ thể bệnh nhân 4 con sán lá gan. Họ tin rằng món ốc sống trong bữa ăn hằng ngày của bệnh nhân là nguồn gốc gây ra căn bệnh.

Không may là những ca bệnh kiểu này khá phổ biến. Theo tờ Want China thì đã từng phát hiện được những trường hợp cực kỳ nặng với gần một nghìn con sán trong người. Những người thường ăn các loại rau thủy sinh trong nước bẩn hoặc uống nước chưa qua xử lý có nguy cơ cao nhất.

Những “đệ tử” của cà rốt có thể bị một chứng bệnh gọi là tăng carotene huyết - tình trạng thừa carotenoids trong máu, nguyên nhân hay gặp nhất là do ăn quá nhiều các thực phẩm như cà rốt, bí ngô và thậm chí cả đu đủ. Đặc điểm phổ biến nhất của bệnh là da bệnh nhân có màu vàng nhẹ.

Mặc dù chứng bệnh có thể khiến người ta hoảng sợ, nhưng nó thường vô hại và sẽ hết khi thay đổi chế độ ăn. Mặc khác, nếu da bạn bị vàng vì lý do gì khác không phải thức ăn, thì đó là điều đáng lo ngại.

Vàng da, hay hoàng đản, là tình trạng xảy ra khi gan không thể xử lý được những tế bào máu đã ch*t. Một chất gọi là bilirubin sẽ tích tụ trong máu và có thể khiến da và củng mạc (lòng trắng) của mắt chuyển thành màu vàng. Không như chứng tăng carotene huyết, bệnh này nguy hiểm và cần điều trị.

Cuối cùng thì cũng có loại thực phẩm giúp ta đổi màu theo hướng tốt hơn, thay vì tệ đi. Nghiên cứu năm 2012 trên tờ American Journal of Public Health thấy rằng việc ăn nhiều rau và hoa quả có thể làm tông màu da thay đổi, khiến nó rạng rỡ khỏe khoắn hơn trong vòng vài tuần. Các tác giả cho biết chỉ cần thêm khoảng 2 phần rau và trái cây mỗi ngày trong 6 tuần là đủ để thấy những thay đổi rõ ràng đối với sắc da.

Những người ăn nhiều trái cây và rau có màu da “rạng rỡ” khỏe mạnh và hấp dẫn.

"Nghiên cứu mới nhất của chúng tôi thấy rằng ngay cả những cải thiện nhỏ trong chế độ ăn cũng mang lại lợi ích nhìn thấy cho màu da," BS. Ross Whitehead, tác giả chính của nghiên cứu giải thích.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhung-thuc-an-khien-da-doi-mau-11602.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Các loại thú nuôi trong nhà như chó, mèo, chim và các loại bò sát đều có thể gây bệnh hoặc truyền các loại ký sinh qua người. Điều này ít xảy ra và hoàn toàn có thể tránh được nếu chúng ta chăm sóc chúng cẩn thận và đúng cách.