Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Những thực phẩm độc hại chúng ta vẫn thường ăn

Bữa ăn hằng ngày của chúng ta bao gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau, và chúng ta không thể biết chính xác những gì được hấp thụ trong cơ thể. Một số loại thực phẩm rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày nhưng nếu dùng sai cách sẽ gây nguy hại cho sức khỏe đấy!
1. Khoai tây mọc mầm

Khoai tây từ lâu đã trở thành thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình, tuy nhiên bạn cần cẩn thận khi chọn mua khoai tây, nên mua những củ khoai tây cầm lên thấy nặng, chắc tay và lành lặn, vỏ trơn nhẵn, có màu vàng là những củ khoai tây còn tốt, ăn sẽ ngon. Tuyệt đối không được mua những củ khoai tây kém tươi, bị mọc mầm xanh bởi chúng rất độc hại và là thực phẩm gây hại sức khỏe bậc nhất do trong mầm khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc,chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp, cực kỳ nguy hiểm.

2. Cà chua xanh

Trong cà chua xanh có chứa chất độc Solanine nên sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa,… rất khó chịu và nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Do đó, bạn nên lựa chọn những quả cà chua đã chín, có màu đỏ. Bên cạnh đó, cà chua sống thường được sử dụng trong các món salad, nên chúng dễ bị nhiễm khuẩn Salmonella. Do vậy, cần phải rửa cà chua thật kỹ dưới vòi nước chảy. Loại bỏ những quả cà chua đã bị thâm tím, hư hỏng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

3. Sắn ( Khoai mì)

Mặc dù củ sắn giàu tinh bột, nhưng trong sắn cũng chứa cyanhydric - loại độc tố làm cho các mô và cơ quan trong cơ thể không sử dụng được oxy gây suy hô hấp, hôn mê, trụy tim mạch. Ngay cả trong vỏ củ sắn cũng chứa cyanogenic glycosides, có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày của bạn, gây ra vấn đề về rối loạn tiêu hóa (nôn, đi ngoài...) và rối loạn thần kinh. Do đó, để đảm bảo an toàn, củ sắn sau khi dỡ về cần được chế biến ngay. Nếu chế biến không kịp thì phải vùi xuống đất. Trước khi chế biến nên lột hết vỏ sắn rồi ngâm vào nước (nước vo gạo càng tốt). Khi luộc mở nắp nhiều lần để chất độc bay hơi bớt, nếu thấy có vị đắng thì không nên ăn. Tốt nhất là ăn sắn luộc với các loại đường, mật để trung hòa axit độc trong sắn.

4. Dầu thực vật

Dầu thực vật được chứng minh là có giá trị năng lượng tương đương mỡ động vật nhưng lại có nhiều ưu điểm vượt trội so với mỡ động vật như: không có cholesterol, chứa nhiều vitamin A, E, giúp phòng ngừa được các bệnh tim mạch và cao huyết áp, nhất là đối với người cao tuổi. Hầu như gia đình nào cũng có dầu ăn thực vật trong bếp, nhưng không phải ai cũng biết tác hại của loại thực phẩm này. Dầu thực vật thường chứa một lượng lớn các chất béo chuyển hóa. Chất béo chuyển hóa là chất béo không bão hòa biến đổi sang thể rắn ở nhiệt độ phòng. Loại chất béo này có độc tính cao và làm tăng nguy cơ các bệnh như bệnh tim, ung thư, tiểu đường và béo phì. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, chúng ta nên bảo quản dầu ăn ở nơi thoáng mát, cách xa nguồn nhiệt và ánh sáng. Không sử dụng lại dầu ăn sau khi đã nấu ở nhiệt độ cao vì rất dễ sản sinh ra transfat- một a-xít béo có hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên, hiện nay, trước tình trạng thực phẩm bị ảnh hưởng bởi hóa chất bảo quản và chất tăng trưởng được bày bán tràn lan, an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được đảm bảo… thì việc sử dụng thực phẩm sạch hoàn toàn là điều rất khó. Do đó, chúng ta nên đặc biệt lưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn. Bên cạnh đó, cần phải trang bị cho gia đình một sản phẩm giải độc gan đã được thử nghiệm lâm sàng, giúp giải độc và tăng cường chức năng gan. Bởi trên hết, gan có khỏe thì cơ thể mới khỏe mạnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nhung-thuc-pham-doc-hai-chung-ta-van-thuong-an-n128596.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY