Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Những thực phẩm kiêng kị khi bị zona thần kinh

Chế độ kiêng kỵ trong ăn uống khi bị bệnh zona thần kinh có vai trò rất quan trọng trong việc giảm cảm giác đau rát, khó chịu cho người bệnh và giúp căn bệnh tiến triển tốt nhất.
Bệnh zona thần kinh là bệnh do virut herpes gây nên, có thể xảy ra ở bất kì vùng da nào trên cơ thể. Nó thường xuất hiện khi hệ thống miễn dịch bị tổn thương. Bệnh nhân zona thường có cảm giác đau rát tại vùng da bị bệnh, nhiều khi gây sốt và mệt mỏi.

Đối với bệnh này thì chế độ ăn uống là rất quan trọng, nó có thể giúp làm giảm cảm giác đau rát hoặc khó chịu khi bị zona thần kinh. Dưới đây là danh sách một số thực phẩm người bị zona thần kinh nên kiêng ăn trong quá trình điều trị bệnh để sớm phục hồi sức khỏe, không gây biến chứng. 

Zona thần kinh kiêng ăn gì là một vấn đề mà người bệnh cũng như người nhà nên quan tâm

Thực phẩm giàu arginine

Arginine là a-xít amin có thể thúc đẩy sự phát triển vi-rút gây bệnh zona, đặc biệt là các thực phẩm giàu arginine, ít lysine. Tránh ăn các thực phẩm giàu arginine như sô cô la, lúa mì, yến mạch, bánh mì trắng...

Rượu bia và những đồ uống có chứa cồn

Rượu bia và những đồ uống có cồn có thể ngăn chặn hệ thống miễn dịch và làm cho virut herpes zoster lây lan nhanh hơn, từ đó làm bệnh trở nên nặng hơn, khó điều trị dứt điểm. Vì thế, người bệnh cần phải hạn chế những thực phẩm và đồ uống chứa cồn, nhất là rượu bia.

Người bị zona thần kinh nên hạn chế rượu bia và các đồ uống có cồn trong quá trình điều trị

Ngũ cốc tinh chế

Ngũ cốc tinh chế là loại thực phẩm đường huyết cao có chứa đường mà cơ thể dễ dàng hấp thụ, làm tăng nguy cơ đột biến lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu cao có thể được liên kết với chất lỏng, rối loạn điện giải và gia tăng nguy cơ các bệnh nhiễm trùng, làm các vết thương do vi-rút zona gây nên lâu lành hơn.

Chất béo trans fast

Loại chất béo này khi kết hợp với virut herpes zoster làm cho tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn. Herpes zoster có thể gây viêm xung quanh mắt, ảnh hưởng đến giác mạc và mống mắt và làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp. Vì thế nên hạn chế các loại thực phẩm được chế biến dưới dạng chiên, rán có chứa nhiều chất béo trans fast.

Theo Hà Phương - Chất lượng Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-thuc-pham-kieng-ki-khi-bi-zona-than-kinh-n220213.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY