Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Những trường hợp nào cần xét nghiệm virus Zika?

Việt Nam đã phát hiện 2 ca bệnh đầu tiên nhiễm virus Zika. Theo nhận định của Bộ Y tế, thời gian tới có thể sẽ có thêm nhiều bệnh nhân mới.
Vậy, những trường hợp nào cần phải xét nghiệm virus Zika, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần làm gì để phòng bệnh này?

PGS.TS Trần Danh Cường - Phó Giám đốc BV Phụ sản Trung ương

Trao đổi với báo chí, PGS.TS Trần Danh Cường, Phó Giám đốc BV Phụ sản Trung ương cho biết, bệnh Zika có liên quan đến hội chứng não bé ở trẻ sơ sinh nên phụ nữ mang thai nếu mắc Zika sẽ là đối tượng lo lắng nhất.

Thông thường phụ nữ mang thai thường đi xét nghiệm quản lý thai 3 tháng một lần, tuy nhiên với đặc thù của bệnh do virus Zika thì phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu đang sống ở vùng có dịch Zika thì cần phải đi siêu âm thai 2 tuần một lần, vì theo quy luật nếu nhiễm trùng trong 3 tháng đầu mang thai sẽ để lại hậu quả nặng với thai nhi.

Với bệnh do virus Zika cũng vậy, thường chỉ phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu bị nhiễm Zika thì nguy cơ gây hội chứng đầu nhỏ cho trẻ ở mức cao hơn, vì vậy cần phải giám sát thai kỳ chặt chẽ trong giai đoạn này. Nếu phát hiện bất cứ bất thường nào, các bác sĩ cũng với người nhà sẽ có những thảo luận cùng sản phụ để có quyết định cuối cùng.
Tuy nhiên, “không phải cứ phụ nữ mang thai nhiễm Zika là sẽ đình chỉ thai nhi mà phải có sự đánh giá cụ thể trên từng trường hợp để có chỉ định chặt chẽ. Nếu phụ nữ mang thai nhiễm Zika nhưng không ảnh hưởng đến trẻ thì hoàn toàn có thể theo dõi quản lý thai như bình thường”. PGS.TS Trần Danh Cường khẳng định.

PGS.Trần Danh Cường cũng cho biết, chẩn đoán trước sinh tìm hội chứng đầu bé ở thai nhi hiện chỉ có 1 kỹ thuật là siêu âm, đo kích thước của đầu thai nhi. Kỹ thuật này không phức tạp, các tuyến y tế đều có thể thực hiện được.

PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết thêm, bệnh do virus Zika không có biểu hiện đặc trưng. Bệnh diễn biến lành tính và được so sánh như một kiểu sốt xuất huyết. Bệnh sẽ tự khỏi sau 4-7 ngày nếu được nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Vì vậy, dù Việt Nam đã có 2 bệnh nhân nhiễm Zika nhưng người dân không nên quá lo lắng. Ngay cả những người đang sống trên địa bàn có người mắc Zika cũng không cần thiết đều phải đi xét nghiệm.

Hiện, những trường hợp được cơ quan y tế dự phòng chỉ định lấy mẫu xét nghiệm xác định virus Zika đều được miễn phí theo quy định. Tuy nhiên, với những trường hợp tự đến các bệnh viện để xét nghiệm, nếu có thẻ BHYT thì sẽ được BHYT thanh toán, còn không phải tự chi trả.

Theo Thúy Hà - Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-truong-hop-nao-can-xet-nghiem-virus-zika-n253783.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY