Dáng đẹp hôm nay

Những tư thế ngồi không tốt cho bà bầu bụng to

Mẹ bầu ngồi sai tư thế có thể dẫn đến đau lưng, mỏi người và thậm chí cản trở oxy đến thai nhi.

Khi mang thai đến 3 tháng cuối thai kỳ, bụng mẹ to hơn hẳn thì cơ thể cũng dễ bị mất cân bằng hơn. Vì vậy trong giai đoạn này, mẹ cần cẩn trọng khi đi lại, đứng lên, ngồi xuống để đề phòng xảy ra tình huống trượt ngã nguy hiểm.

Không chỉ vậy, ngay cả khi "ngồi một chỗ" mẹ cũng cần lưu ý đến tư thế ngồi để không gây hại cho bản thân và em bé. 5 tư thế ngồi dưới đây mẹ bầu nên hạn chế.

1. Ngồi bắt chéo chân

Chị em thường hay bắt chéo chân khi ngồi vì tư thế này khá duyên nhưng thói quen này lại có thể làm hạn chế sự lưu thông máu, dẫn đến giãn tĩnh mạch.

Đặc biệt, phù chân là hiện tượng hay gặp ở các bà bầu, tư thế này càng khiến máu dồn về phía chân gây to chân thêm. ngoài ra, khi có bầu, chị em không nên gập gối vì sẽ khiến lưng dưới bị đặt nặng áp lực.

2. Ngồi thõng vai

Ít ai ngờ rằng tư thế ngồi thõng vai quen thuộc cũng không hề tốt. khi ngồi theo tư thế này, dây thần kinh tủy sống sẽ phải gánh trọng lượng lớn hơn bình thường, không hề tốt cho mẹ bầu.

3. Ngồi chân không chạm đất

Khi mẹ bầu ngồi chân không chạm đất, máu sẽ bị đổ dồn xuống chân nhiều hơn, dẫn đến tình trạng phù nề. vì vậy khi cần ngồi trên ghế cao, mẹ bầu nên có thêm một chiếc ghế nhỏ hoặc đệm để kê chân sao cho đầu gối ngang bằng hoặc cao hơn phần mông một chút.

4. Ngồi gập người về phía trước

Tư thế ngồi này tạo áp lực lên bụng, không những khiến cho mẹ bầu thấy không thoải mái mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi. trong giai đoạn thai nhi đang phát triển, ngồi gập có thể khiến lưu lượng oxy đến bé bị giảm sút, có thể dẫn đến sảy thai, thai ch*t lưu do thiếu oxy.

5. Ngồi nửa mông

Chị em thường ngồi nửa mông mỗi khi trên giường nhưng theo các chuyên gia, tư thế ngồi này gây nhiều áp lực lên cột sống. đó là lý do tại sao thai phụ thường cảm thấy đau nhói ở lưng khi ngồi lâu tư thế này.

Vậy tư thế ngồi nào phù hợp và an toàn cho mẹ bầu? đó là ngồi thẳng lưng, vai và hông nép sát vào thành ghế, tay để trên đùi hoặc tay cầm của ghế. mẹ bầu dễ bị đau lưng nên hãy chuẩn bị thêm một chiếc gối nhỏ để ở phía sau dựa lưng.

Ngoài ra, mẹ không nên ngồi lâu trong một tư thế, thỉnh thoảng hãy đứng lên đi lại cho thoải mái và thư giãn cơ thể.

Có thể bạn quan tâm

    Bà bầu cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày khi mang thai?

  • Bà bầu tuyệt đối không được dùng tía tố theo cách này

  • Những món bà bầu nên tránh ăn nhiều dịp Tếp dù có ngon đến mấy

Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/nhung-tu-the-ngoi-khong-tot-cho-ba-bau-bung-to-20200617151424557.html)

Tin cùng nội dung

  • Hoa và lá thiên lý là món ăn dân giã của miền quê nghèo, hoa thiên lý chữa được nhiều bệnh trong đó cả bệnh trĩ ngoại và sa dạ con.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đăng ký một khóa yoga cho bà bầu nhưng không muốn đi xa. Ở quận Phú Nhuận có địa chỉ nào dạy yoga cho bà bầu không Mangyte ơi? Xin giúp tôi với. Tôi xin chân thành cảm ơn. (Hoài Lam - TPHCM)
  • Tôi muốn xin địa chỉ để phân tích ADN thai nhi trong máu mẹ, BS có thể giới thiệu cho tôi được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thanh Huong – huong…@yahoo.com.vn)
  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
  • Chào Mangyte.vn, Vợ tôi có bầu 7 tháng rưỡi, bây giờ cô ấy cảm thấy nặng nề và hay khó chịu. Tôi muốn làm gì đó giúp cô ấy thoải mái hơn, tôi nghĩ có thể massage sẽ tốt. Nhờ Mangyte hướng dẫn giúp ở đâu có dịch vụ massage cho bà bầu? Chân thành cảm ơn! (Trung Nghĩa - nghiaves…@yahoo.com.vn)
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Yêu thô bạo có thể mang đến cho bạn cảm giác mới lạ, nhưng đừng quá lạm dụng nó bởi những tác hại dưới.
  • Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY