Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nữ sĩ quan hiến gan, gây quỹ giúp cậu bé xa lạ

Mỹ-Sĩ quan Carolyn Becker hiến tặng thùy gan trái của mình và gây quỹ chi trả viện phí ca phẫu thuật ghép tạng cho Clyde Hofman 11 tuổi.

Clyde Hoffman mắc hội chứng Alagille, một rối loạn di truyền hiếm gặp có thể ảnh hưởng đến gan, tim và thận. Tùy mức độ nghiêm trọng, người bệnh có các triệu chứng khác nhau. Một số người biểu hiện nhẹ, hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe. Có những người gặp vấn đề nghiêm trọng với gan, chức năng tim và thận, theo tiến sĩ Shikha Sundaram, Giám đốc y tế Chương trình Ghép gan Nhi tại Bệnh viện Nhi đồng Colorado.

Sĩ quan Carolyn Becker (phải) đã hiến gan cho Clyde Hoffman (trái). Ảnh: CNN.

Clyde Hoffman từng có một tuổi thơ vui vẻ và năng động, cho đến mùa xuân năm 2018 bắt đầu gặp khó khăn khi ăn, mất tập trung và thường xuyên mệt mỏi, chức năng gan giảm còn 10%. 

Bác sĩ cho rằng Clyde cần phẫu thuật ghép gan mới có cơ hội sống. Tháng 6/2018, Clyde được đưa vào danh sách chờ ghép gan. Chưa đầy một tháng sau, bệnh viện thông báo đã có người hiến tặng phù hợp. 

Người hiến gan cho Clyde là sĩ quan Carolyn Becker, từng làm việc tại Sở Cảnh sát quận Colorado, một bà mẹ hai con. Tháng 3/2018, cô đăng ký hiến gan thông qua một chương trình trực tuyến.

Ca phẫu thuật diễn ra vào tháng 8/2018. Bác sĩ đã cắt 1/3 gan của Carolyn và ghép thành công cho Clyde. Ngay lập tức, sức khỏe em cải thiện rõ rệt. Chứng vàng da dần thuyên giảm, cậu bé bắt đầu ăn uống bình thường.

"Lần đầu tiên, cháu đã ăn trọn vẹn một bữa. Cháu cảm thấy thèm ăn trở lại và điều này thật tuyệt vời", Clyde chia sẻ.

Gia đình Hoffman cũng vô cùng cảm động trước lòng tốt của Carolyn Becker. Việc hiến tạng trong khi thể trạng hoàn toàn khỏe mạnh được gọi là "hiến không định hướng" (non-directed donation). Điều này cực kỳ hiếm gặp. 

Năm 2018, Mỹ có 350 ca ghép tạng không định hướng, trong đó chỉ có 12 ca ghép gan, tính cả trường hợp của Carolyn và Clyde. 

Tiến sĩ Shikha Sundaram cho biết: "Tôi đã làm trong lĩnh vực này một thời gian dài. Tuy nhiên điều này vẫn khiến tôi vô cùng xúc động. Tôi không nghĩ có nghĩa cử nào cao đẹp hơn thế".

Bảy tháng sau ca phẫu thuật, Carolyn nhận được một bức thư cảm ơn từ Clyde. Trong thư, cậu bé viết: "Cảm ơn cô rất nhiều vì đã cho cháu cơ hội được sống. Cháu từng nghĩ điều này chẳng thể xảy ra. Giờ thì cháu có thể đi học, cháu không còn bị ngứa rát, vàng da và được sống cuộc sống bình thường. Cháu rất mong được gặp cô một ngày nào đó". 

Carolyn và tấm bảng gây quỹ. Ảnh: CNN.

Lòng tốt của Carolyn chưa dừng lại ở đó. Sau khi tìm thấy trang web gây quỹ hỗ trợ viện phí ca cấy ghép do gia đình Clyde lập ra, cô quyết định giúp đỡ. Carolyn dành phần lớp mùa hè 2019, cầm một tấm bảng ghi dòng chữ: "Tôi đã hiến thùy gan trái cho một cậu bé 11 tuổi. Hãy giúp tôi quyên góp 20.000 USD chi trả hóa đơn cấy ghép cho cháu" và đi dọc lề đường tại New York.

Chỉ trong vài tháng, Carolyn gây quỹ thành công 10.000 USD. Cô gửi số tiền cho gia đình Clyde như một người ủng hộ ẩn danh. Clyde và cha mẹ không biết khoản đóng góp đến từ Carolyn, cho đến tháng 12 năm nay, sau lần gặp đầu tiên. 

Trong cuộc trò chuyện, Clyda đã kể cho cô nghe về ước mơ trở thành phi công. Gia đình em vô cùng cảm kích trước những việc tốt mà Carolyn đã làm, gọi đây là "món quà cứu sinh". 

Thục Linh (Theo CNN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/nu-si-quan-hien-gan-gay-quy-giup-cau-be-xa-la-4031562.html)

Tin cùng nội dung

  • Người đàn ông nào cũng mơ ước “cậu nhỏ” của mình hoạt động trơn chu trong chuyện ấy, không chỉ đáp ứng nhu cầu của đối tác mà còn là mong muốn của bản thân, nhưng có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chức năng của cậu nhỏ.
  • Vào cuối thế kỷ 20, nhiều bậc cha mẹ, người bảo mẫu và cô nuôi dạy trẻ thường nhắm mắt làm ngơ trước những hành vi T*nh d*c của trẻ em
  • Chú đã đến và đã làm cho mẹ tôi rất hạnh phúc. Chú cũng đối với tôi như một người bố, đưa tôi đi chơi, chơi bóng với tôi.
  • Có lẽ đây là tình trạng xảy ra với rất nhiều người và cũng vô vàn lời thắc mắc tại sao. Liệu tình trạng này là bình thường hay bất thường, liệu có phải bạn đang mắc một căn bệnh hay một rối loạn nào đó? Hãy đọc những luận điểm sau đây và tự tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này!
  • Lễ vinh danh người hiến tạng tại TP.HCM vừa được Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp Bệnh viện Nhi đồng II và Bệnh viện Nhân dân 115 tổ chức đã diễn ra rất xúc động.
  • Cậu nhỏ của các quý ông có thể lúc nào cũng trong trạng thái ỉu xìu là do 8 thủ phạm chính sau.
  • Đằng sau những ca hiến tạng trên thế giới là những câu chuyện ly kỳ và đầy cảm động, đôi khi người ta cứ ngỡ như trong một cuốn tiểu thuyết hay một câu chuyện cổ tích.
  • Mới đầu chỉ là những nốt mụn nhỏ ở cánh tay nhưng chỉ một năm sau cơ thể của bé Li bị bao phủ bởi một lớp vỏ xù xì.
  • Có một thế giới thật khác: sống động, ấn tượng nhưng gần gũi, trong sáng. Đó là lăng kính nhìn cuộc sống của Nem, một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ.
  • Xin chào Mangyte, Em đang muốn tìm hiểu thông tin về việc hiến nội tạng cũng như những gì có thể cho những người cần đến lúc em mất đi. Không phải việc hiến xác cho khoa học, mà là gửi đến những bệnh nhân đang cần những bộ phận ấy, vậy tại Việt Nam có địa điểm cụ thể nào để em tìm hiểu về việc này không ạ. Xin chân thành cảm ơn. (Trương Thị Anh Thoa - anhthoa...@gmail.com)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY