Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nước ngọt có ga làm hại tim và mắt

Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều tác dụng có hại của các loại nước giải khát có gas đến cơ thể con người. Tuy nhiên ảnh hưởng của nước giải khát này đến trẻ em vẫn chưa được tìm hiểu một cách đầy đủ.

Nước uống có ga có hại đối với tim và mắt của trẻ em. Ảnh minh họa.

Các nhà nghiên cứu trường đh sydney đã theo dõi sức khỏe của khoảng 2.000 trẻ em ở lứa tuổi 12 của 21 trường tiểu học ở sydney dưới ảnh hưởng của nước giải khát có gas và những chất đường bột cacbohydrat (bánh mì, cơm và mì ống), tiếp tục dự án lớn về nghiên cứu sức khoẻ của trẻ em hiện đại. năm ngoái họ đã nghiên cứu về hiện tượng xem tivi quá nhiều.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học phát hiện ở trẻ em 12 tuổi, uống 1 hoặc nhiều hơn lon nước ngọt có gas mỗi ngày có hiện tượng các mạch máu ở phía sau con mắt bị co lại. sự bất thường này không ảnh hưởng đến thị giác nhưng là các triệu chứng gây nguy cơ mắc các bệnh tim và huyết áp cao trong cuộc sống sau này.

Đường kính của các mạch máu trên võng mạc là một dấu hiệu báo trước sẽ mắc các bệnh tim mạch và cao huyết áp trong tương lại ở người trưởng thành. các nhà khoa học australia phát hiện sự liên quan giữa hội chứng này với việc sử dụng những chất đường bột và nước ngọt có gas ở lứa tuổi học đường.

Hiện kế hoạch nghiên cứu tình hình sức khoẻ của các em lứa tuổi 12 vẫn đang được thực hiện. Trước hết các nhà khoa học quan tâm đến việc bảo vệ các mạch máu nhỏ cho các cháu trong tương lai, đến khi chúng 17 tuổi. Rõ ràng là, đối với các em lứa tuổi này trong việ cung cấp các chất dinh dưỡng đang tiêu thụ quá mức chất đường bột và nước giải khát có gas.

Theo Bảo Châu/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/nuoc-ngot-co-ga-lam-hai-tim-va-mat-92339.html

Theo Bảo Châu/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nuoc-ngot-co-ga-lam-hai-tim-va-mat/20210210030313236)

Chủ đề liên quan:

nước ngọt có ga trẻ em y học

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY