Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Nuôi dưỡng hợp lý hai năm đầu đời - Cơ hội để trẻ phát triển toàn diện

0-24 tháng tuổi là giai đoạn vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Một trẻ bị thấp còi nặng khi còn nhỏ sẽ không thể to cao lúc trưởng thành.

Nghiên cứu cho thấy chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi phản ánh chiều cao tương ứng khi trẻ được 18 tuổi. Bằng cách cộng thêm khoảng 77 - 80cm vào chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi, chúng ta có thể dự đoán gần đúng chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi trong giai đoạn 6- 24 tháng thì mọi can thiệp để cải thiện vóc dáng cho trẻ sau đó sẽ rất khó có thể biến chuyển được.
 

Ngoài ra ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy dinh dưỡng trước, trong quá trình mang thaiđối với mẹ và dinh dưỡng hai năm đầu đời đối với trẻcó ảnh hưởngđến sự phát triển của não bộ, hệ miễn dịch của trẻ. Trẻ có não kém phát triển ở hai năm đầu đời sẽ có nguy cơ các bệnh của hệ thần kinh sau này, kết quả học tập kém hơn, kỹ năng làm việc kém, chăm sóc con cái kém, và góp phần tạo nên sự chuyển giao nghèo đói từ thế hệ này sang thế hệ khác. Suy dinh dưỡng làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ, khiến trẻ hay ốm đau, bệnh tật, có nguy cơ Tu vong cao từ những bệnh thường gặp như viêm phổi, tiêu chảy hay sốt rét...
 
Như vậy, giai đoạn từ 0-24 tháng tuổi là giai đoạn vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ, có thể coi đây là thời kỳ nguy hiểm, ngược lại cũng có thể coi đây là “cửa sổ cơ hội” để can thiệp, ngăn chặn tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, làm nền tảng giúp trẻ phát triển tối ưu cả về thể lực và trí lực trong tương laibằng các thực hành nuôi dưỡng trẻ hợp lý.

Các thực hành lý tưởng về nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn trẻ dưới hai tuổi gồm:

Nuôi con bằng sữa mẹ

- Trẻ mới sinh được bắt đầu cho bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh;

 - Trẻ mới sinh không được cho ăn/uống bất cứ thứ gì trước khi cho bú mẹ;
 - Trẻ phải được bú sữanon, là sữa được tiết ra trong 1-3 ngày đầu sau đẻ. Sữa non có yếu tố tăng trưởng cho ruộtcủa trẻ, giúp trẻ phòng chống dị ứng và nhiễm khuẩn...
 - Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu cả ngày lẫn đêm;
- Trẻ phải được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: nghĩa là trong 6 tháng đầu chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước trắng, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc Thu*c theo chỉ định của bác sĩ;

 - Không cai sữa trẻ trước thời điểm trẻ được 24 tháng uổi;
 - Không cho trẻ ăn bằng bình với núm vú giả;

 

Cho trẻ ăn bổ sung

- Cho trẻ bắt đầu ăn bổ sung khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (đủ 180ngày);

- Trẻ được cho ăn đủ số bữa mỗi ngày theo khuyến nghị: trẻ từ 6-8 tháng tuổi mỗi ngày ăn 2-3 bữa chính và 1-2 bữa phụ cộng với bú mẹ thường xuyên; trẻ 9-23 tháng tuổi mỗi ngày ăn 3-4 bữa chính và 1-2 bữa phụ cộng với bú mẹ;
- Đáp ứng các yêu cầu về năng lượng hàng ngày, đảm bảo đủ số lượng thức ăn trong mỗi bữa cho trẻ (số lượng trong mỗi bữa ăn tăng dần theo tuổi);
- Cho trẻ ăn thực phẩm đa dạng (với 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn);
- Cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sắt hàng ngày;
- Cho trẻ ăn thịt, cá và thịt gia cầm hàng ngày;
- Hỗ trợ và chăm cho trẻ ăn no trong các bữa ăn.

Nguồn: Sở Y tế Hà Nội

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5dad1073333085766e279596)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY