Theo tính toán, một người trưởng thành trung bình hít thở từ 16-20 lần/phút. Như vậy, tính ra mỗi tháng, con người tiêu thụ trung bình 1 triệu hơi thở. Trong đó, khoảng 80% diễn ra trong nhà, bao gồm nơi sinh sống và nơi làm việc. Tuy nhiên, chất lượng không khí trong nhà lại “tệ” hơn rất nhiều so với suy nghĩ của chúng ta. Ở điều kiện thông thường, chất lượng không khí trong nhà luôn kém hơn từ 2-5 lần so với chất lượng không khí ngoài trời. Còn trong các điều kiện cụ thể, có thể lên tới hàng chục lần, thậm chí cả trăm lần.
Lý do lớn nhất về chất lượng không khí trong nhà luôn có xu hướng kém hơn ngoài trời là vì cấu trúc khép kín của nhà ở, nơi làm việc khiến khả năng lưu thông không khi bị giảm đi. Ở bất kỳ đâu trong ngôi nhà cũng có thể tiềm ẩn các nguy cơ về ô nhiễm không khí. Tại phòng khách, không khí bị ô nhiễm do bụi, khói Thu*c lá, thảm lót hay các loại hóa chất từ nội thất. Ở phòng tắm, không khí bị ô nhiễm do hóa chất tẩy rửa, nấm mốc…Trong khi ở phòng ngủ là bụi, các loại bọ hay lông vật nuôi. Nói chung, bụi siêu nhỏ là thủ phạm chính gây ô nhiễm không khí. Tại Mỹ, theo tính toán tại một ngôi nhà có 6 phòng, tổng diện tích khoảng 450m2 thì mỗi năm sẽ thu được 18kg bụi.
Theo Báo cáo của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế), năm 2017 không khí trong nhà ở các đô thị đều có lượng bụi vượt ngưỡng cho phép, đặc biệt là bụi mịn đã vượt quá tiêu chuẩn 3 lần, trong khi nồng độ bụi thông thường cũng vượt quá tiêu chuẩn 2,5 lần. Một nghiên cứu khác về chất lượng không khí tại các khu vực văn phòng làm việc của Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động năm 2017 công bố cũng cho thấy nồng độ các chất có hại như CO2, CH2O… và bụi trong không khí ở các văn phòng đều có xu hướng vượt ngưỡng cho phép theo chuẩn quốc tế.
Trong khi chất lượng không khí trong nhà luôn có xu thế ô nhiễm hơn so với chất lượng không khí ngoài trời thì tình trạng ô nhiễm không khí ngoài trời tại các đô thị ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sẽ càng khiến chất lượng không khí mà người dân hít thở bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi đó, nguy cơ về chất lượng không khi trong nhà ô nhiễm hơn lại càng cao do sự giảm sút nghiêm trọng của chất lượng không khí ngoài trời. Nguy cơ mắc bệnh đối với con người cũng sẽ gia tăng khi không được hít thở bầu không khí trong lành.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì ô nhiễm không khí là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và Tu vong trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, 6/10 bệnh có tỷ lệ ch*t cao nhất liên quan tới ô nhiễm không khí, đặc biệt là không khí trong nhà. Khác với ô nhiễm ngoài trời chủ yếu liên quan tới bụi, ô nhiễm không khí trong nhà còn kết hợp với các yếu tố liên quan tới nấm mốc, vi khuẩn sản sinh ra từ các vật dụng, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người. Không những thế, mức độ tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của mỗi người với ô nhiễm không khí trong nhà cũng lớn hơn so với ô nhiễm ngoài trời do sự đề phòng của con người với ô nhiễm không khí trong nhà ít hơn so với ở ngoài trời. Bên cạnh đó, với không khí trong nhà, đôi khi con người lại vô tình tạo ra thêm các tác nhân gây ô nhiễm khác như sử dụng xịt phòng, các loại nến thơm, tinh dầu thơm…bởi các loại sản phẩm này thường sản sinh ra các hóa chất khác gây ô nhiễm không khí trong nhà. Do là sát thủ thầm lặng nên ô nhiễm không khí sẽ không gây ra tác động ngay lập tức, trực diện lên sức khỏe con người, nhất là những người khỏe mạnh. Vì thế, nhiều người khỏe mạnh thường có lầm tưởng về việc không chịu ảnh của ô nhiễm không khí, đặc biệt là ở trong nhà.
Có nhiều cách để cải thiện chất lượng không khí trong nhà cho bạn và gia đình. Trong đó, việc thường xuyên lau dọn nhà cửa, vật dụng, hạn chế dùng thảm, trồng thêm cây xanh…là những giải pháp mọi người có thể thực hiện. Bên cạnh đó, cần mở cửa thường xuyên để đảm bảo lưu thông không khí và ánh sáng mặt trời để hạn chế nấm mốc, vi khuẩn. Nên giữ độ ẩm trong nhà ở mức dưới 60% để hạn chế nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi.
Đặc biệt, nên trang bị các loại máy lọc không khí trong gia đình để cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Nên nhớ mỗi tháng trung bình chúng ta sử dụng tới 1 triệu hơi thở và khoảng 80% là ở trong nhà. Trên thị trường hiện tại đang có nhiều loại máy lọc không khí khác nhau nhưng nhìn chung giá rất phải chăng để cho bạn lựa chọn. So với các giải pháp khác, máy lọc không khí giống như một vệ sĩ vô hình bảo vệ bạn và gia đình trước “sát thủ vô hình” ô nhiễm không khí.
Chủ đề liên quan:
bụi mịn cây xanh hô hấp không khí máy lọc không khí ngoài trời ô nhiễm ô nhiễm không khí quan tâm thảm vi khuẩn