Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ

Kết quả một nghiên cứu mới chỉ ra rằng ô nhiễm không khí bao gồm ô nhiễm không khí môi trường và gia đình đã trở thành yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ trên toàn cầu.
Những kết quả này cho thấy rằng khoảng 1/3 (29,2%) tàn phế trên toàn cầu có liên quan đến đột quỵ như giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ, liệt, lú lẫn có liên quan tới ô nhiễm không khí (bao gồm ô nhiễm không khí môi trường và ô nhiễm không khí trong nhà). Tỷ lệ này đặc biệt cao ở các nước đang phát triển, là 33,7% so với 10,2% ở các nước đang phát triển. Từ năm 1990 tới năm 2013, đột quỵ có liên quan tới ô nhiễm không khí môi trường tăng 33% trên thế giới. Tuy nhiên, hút Thu*c thụ động đã giảm 31%.

Theo Valery L Feigin ở ĐH Công nghệ Auckland New Zealand, kết quả nổi bật của nghiên cứu này là tỷ lệ cao không ngờ của gánh nặng đột quỵ do ô nhiễm không khí môi trường, đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Ngoài ra, hơn 90% gánh nặng đột quỵ toàn cầu gây ra bởi các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi và 74% trong số chúng là những yếu tố nguy cơ hành vi như hút Thu*c, chế độ ăn kém và ít hoạt động thể chất. Kiểm soát những yếu tố nguy cơ này có thể phòng ngừa khoảng 1/4 số trường hợp đột quỵ trên thế giới. Hơn nữa, ô nhiễm không khí, nguy cơ môi trường, hút Thu*c, huyết áp cao, chế độ ăn là những yếu tố nguy cơ khác gây đột quỵ ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển. Ô nhiễm không khí trong nhà cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng gây đột quỵ ở Trung, Đông và Tây Phi cận Sahara cũng như Nam Á.

Mỗi năm, có khoảng 15 triệu người trên thế giới bị đột quỵ. Cao huyết áp, chế độ ăn ít trái cây, chỉ số khối cơ thể cao, chế độ ăn nhiều muối, hút Thu*c lá, chế độ ăn ít rau quả, ô nhiễm không khí môi trường, môi trường">ô nhiễm môi trường gia đình từ nhiên liệu rắn, chế độ ăn ít ngũ cốc và đường huyết cao được cho là 10 yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ. Các tác giả nghiên cứu cho biết phát hiện của họ là quan trọng trong việc giúp đỡ chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế phát triển và ưu tiên cho các chương trình và chính sách y tế công cộng. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng dữ liệu từ Nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu để đánh giá gánh nặng bệnh đột quỵ liên quan với 17 yếu tố nguy cơ ở 188 quốc gia trong thời gian 1990-2013. Ô nhiễm không khí không chỉ là một vấn đề trong các thành phố lớn mà còn là một vấn đề toàn cầu.

 

 

BS Tuyết Mai/univadis

(Theo THS)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/o-nhiem-moi-truong-la-nguyen-nhan-hang-dau-dan-den-dot-quy-n117989.html)
Từ khóa: o nhiemmoi truong

Tin cùng nội dung

  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Một nhóm chuyên gia thuộc ĐH Harvard vừa công bố báo cáo chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng ô nhiễm môi trường với chứng tự kỷ ở trẻ trong giai đoạn mang thai của người mẹ.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY