Bệnh theo mùa hôm nay

Phân biệt tay chân miệng và thủy đậu

Thủy đậu có biểu hiện bóng nước khá giống bóng nước của bệnh tay chân miệng.
Thủy đậu là bệnh thường gặp ở trẻ em trong mùa đông - xuân. Bệnh do vi-rút gây ra và lây theo đường hô hấp. Vi-rút này cũng có trong các nốt thủy đậu và làm lây bệnh cho những trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.

Thời kỳ ủ bệnh, trẻ bị sốt nhẹ, sổ mũi, kém ăn, quấy khóc. Mụn thủy đậu xuất hiện là những mụn nước trong, hơi ngả vàng. Các nốt này khô lại vào ngày thứ 5, thứ 6, đóng vảy màu nâu sẫm và bong vảy vào ngày thứ 8, thứ 9, không để lại sẹo, trừ khi bị gãi loét ra và bị bội nhiễm.

Nếu không được giữ gìn và điều trị thì bệnh thủy đậu cũng gây những biến chứng là bội nhiễm vi khuẩn khiến các nốt thủy đậu, trẻ sẽ bị sốt cao kéo dài, viêm thận, viêm tai giữa, viêm phế quản - phổi…

Bệnh thủy đậu và tay chân miệng có biểu hiện bóng nước khá giống nhau (Ảnh minh họa: Internet)


Vì là bệnh lây lan nên khi trẻ bị thủy đậu, việc đầu tiên là các bậc cha mẹ nên cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn. Bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng. Giữ bàn tay cho trẻ thật sạch.

Thủy đậu có biểu hiện bóng nước khá giống bóng nước của bệnh tay chân miệng:

Để phân biệt phụ huynh cần chú ý những khác biệt sau:

- Bóng nước trong bệnh thủy đậu có nhiều kích cỡ khác nhau (do thời điểm xuất hiện bóng nước khác nhau), trong khi đó bóng nước trong bệnh tay chân miệng rất đồng đều.

- Bóng nước trong bệnh thủy đậu xuất hiện toàn thân, trong khi bóng nước của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện khu trú ở những vị trí đặc trưng như lòng bàn tay, lòng bàn chân, ổ miệng hoặc vùng mông, vùng khớp gối.

- Bóng nước trong bệnh thủy đậu thường gây ngứa và đau khi ta ấn lên vùng da có bóng nước, bóng nước của bệnh tay chân miệng thường không gây ngứa và ấn không đau.

Theo BS Nguyễn Thị Nhân - Tiền phong
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/phan-biet-tay-chan-mieng-va-thuy-dau-n245884.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo PGS.TS Vũ Nam, thời kỳ phát bệnh cần kiêng: tắm nước lã, ăn gừng, hạt tiêu, đồ cay, mỡ dầu, thúc ăn ngọt đậm…
  • Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng đã ghi nhận hơn 350 trường hợp mắc thủy đậu điều trị tại Bệnh viện Da liễu.
  • Chỉ cần nhìn bằng mắt thường những loại nấm chứa độc tố thường có màu sắc bắt mắt. Ngộ độc nấm rất nguy hiểm có thể dẫn đến Tu vong chỉ sau 3 ngày ăn nấm.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Dạo này trẻ em bị sởi và thủy đậu nhiều quá, em muốn đưa bé đi chích ngừa, không biết giá vắc xin là bao nhiêu vậy Mangyte? (Thủy Trúc - thuy…@gmail.com)
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
  • Thủy đậu (trái rạ) là một dạng bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Người chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY