Nghiên cứu của Viện Hệ thống y khoa và Sinh học Berlin (BIMSB, Đức) đã nhắm vào HSV-1, tức virus herpes simplex type 1, gây ra các mụn rộp quanh miệng. Đường lây phổ biến nhất của virus này vẫn là các tiếp xúc T*nh d*c, nhưng một số trường hợp tiếp xúc trực tiếp với các mụn rộp của người đang phát bệnh hay dùng chung khăn vẫn có thể bị lây. Trẻ em có thể bị lây khi người lớn có bệnh hôn hít chúng.
Virus bệnh T*nh d*c gây ra những vết rộp, lở trên miệng có thể được ngăn ngừa bằng một loại Thu*c trị bệnh thận - ảnh minh họa từ internet
Các tác giả đưa ra một thống kê bất ngờ: ước tính tới 80% dân số toàn cầu có thể mang virus này trong cơ thể. Chúng có thể tồn tại suốt đời nhưng chủ yếu ở trạng thái ngủ, không phát bệnh. Tuy nhiên chúng có thể trỗi dậy bất cứ lúc nào. Ở người có cơ địa yếu như trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch yếu, herpes còn có thể gây viêm não và viêm phổi nguy hiểm đến tính mạng.
Trong nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Communicatión này, các nhà khoa học đã sử dụng trình tự RNA đơn bào và xác định được yếu tố phiên mã NRF2 có thể giúp một số cá nhân làm chậm tiến trình nhiễm trùng herpes. Khả năng chống lại bệnh T*nh d*c này dường như phụ thuộc vào sức mạnh tự nhiên của NRF2 trong cơ thể mỗi người.
Nghiên cứu còn phát hiện ra một loại Thu*c đang trong giai đoạn thử nghiệm cho bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính vô tình ức chế được quá trình nhiễm virus bệnh T*nh d*c này, thông qua việc kích hoạt NRF2.
Các tác giả hy vọng các phát hiện mới sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về virus bệnh T*nh d*c HSV-1 và cả herpes nói chung, đồng thời tìm ra các phương án ngăn chặn bệnh, ít nhất là ở các đối tượng dễ tổn thương, có nguy cơ gặp biến chứng cao nếu nhiễm bệnh.
A. Thư (Theo EurekAlert)Chủ đề liên quan:
bệnh tình dục dân số thế giới đột phá hệ miễn dịch HSV 1 nhất thế giới phát hiện phổ biến thế giới tình dục virus herpes simplex