Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Phát hiện nhiều trẻ mắc tim bẩm sinh qua khám sàng lọc

Trường hợp con của anh Hầu A Vang là một trong 30 trường hợp mắc tim bẩm sinh được phát hiện và các bác sĩ chỉ định cần can thiệp sớm.

Trong 2 ngày 13 - 14/7, tại BVĐK tỉnh Lai Châu, Bệnh viện E kết hợp Chương trình trái tim cho em, BVĐK tỉnh Lai Châu tổ chức khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí cho gần 3.000 trẻ em dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Ngay từ sáng sớm, khu vực dành cho đoàn khám bệnh của Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E khám sàng lọc tim bẩm sinh cho trẻ đã đông kín người. Anh Hầu A Vang, dân tộc Mông đến từ huyện Sìn Hồ chia sẻ: Nghe tin có đoàn bác sĩ tim mạch đến khám bệnh miễn phí cho các con, tôi cùng rất nhiều gia đình trên địa bàn đã đưa con tới khám ngay. Thời gian gần đây, con nhà tôi thường hay ho nhiều, ra mồ hôi và khó thở..., nhưng vì điều kiện gia đình khó khăn nên không đưa cháu đi khám ở tỉnh hoặc lên Hà Nội được.

Do đó, khi được cán bộ y tế xã thông báo có chương trình khám sàng lọc tim bẩm sinh, hai vợ chồng dậy từ 5 giờ sáng để đưa cháu đến đây khám. Sau khi khám xong bác sĩ kết luận là cháu bị tim bẩm sinh, cần can thiệp sớm.

Trường hợp con của anh Hầu A Vang là một trong 30 trường hợp mắc tim bẩm sinh được phát hiện và các bác sĩ chỉ định cần can thiệp sớm.

Theo ThS.BS Trần Đắc Đại - Trưởng đoàn y, bác sĩ Bệnh viện E, trong 2 ngày các y bác sĩ của khoa Tim trẻ em, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E thực hiện khám sàng lọc cho gần 3.000 trẻ em dưới 16 tuổi ở toàn tỉnh Lai Châu, trong đó có 30 bệnh nhân cần can thiệp phẫu thuật, 72 bệnh nhân cần theo dõi khám định kì…


Bác sĩ tiến hành khám sàng lọc cho bệnh nhi.

Thực tế, hiện nay có đến 60 - 80% số bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh nếu phát hiện sớm và chữa đúng thời điểm là có thể chữa khỏi hoàn toàn, không gặp trở ngại gì về vấn đề sức khỏe. Do đó, các gia đình có con em dưới 16 tuổi không nên bi quan, không nên ngại vì đường xa và sợ bệnh không chữa được mà không đưa các cháu đi khám sàng lọc để phát hiện bệnh sớm.

Thông qua chương trình “Trái tim cho em” sẽ mang bác sĩ, mang tài chính đến cho các cháu, giúp các cháu có một trái tim khỏe, để được sống vui tươi.

Theo các bác sĩ, mỗi gia đình có một bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh, thì có ít nhất một người lao động không đi làm được để ở nhà trông nom, chăm sóc, từ đó kéo theo kinh tế gia đình ngày càng khó khăn. Chữa lành bệnh sớm ngày nào là nâng cao sức khỏe cho các em, giúp các em vui đến trường, sống hồn nhiên theo đúng tuổi trẻ thơ, cha mẹ cũng sẽ yên tâm công tác, sẽ vực dậy kinh tế gia đình.

Các chuyên gia tim mạch khuyến cáo, trẻ em từ 0 tới 16 tuổi, có thể có các triệu chứng, biểu hiện sau đây nên được đưa đi khám sàng lọc để phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh:

Đã được các bác sĩ tại các cơ sở y tế phát hiện/nghi vấn mắc tim bẩm sinh.

Thường hay bị ho, khò khè tái đi tái lại nhiều lần.

Thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực bị rút lõm khi hít vào).

Trẻ hay bị sưng phổi, viêm phế quản.

Trẻ có biểu hiện bú chậm (kéo dài trên 30 phút) hoặc không thể chấm dứt bữa bú.

Thở nhanh, hay toát mồ hôi, đặc biệt sau các bữa bú.

Trẻ chậm lớn, da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi, thường rất dễ mệt.

Môi, lưỡi, đầu ngón tay tím xanh.

Hụt hơi khi gắng sức.

D.Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/phat-hien-nhieu-tre-mac-tim-bam-sinh-qua-kham-sang-loc-n160475.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh vẩy cá là nhóm các bệnh có đặc trưng là vẩy da khô ráp giống như vẩy cá, không viêm, tồn tại lâu, lan tỏa.
  • Tỉ lệ người mắc bệnh tan máu bẩm sinh ở các tỉnh miền núi phía Bắc rất cao, trong khi kiến thức về các bệnh máu, trong đó có thalassemia còn rất hạn chế.
  • Việt Nam thuộc khu vực có nguy cơ cao với khoảng hơn 5 triệu người mang gen bệnh, khoảng hơn 20.000 bệnh nhân cần điều trị. Mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ sinh ra bị bệnh.
  • Thalassemia hay bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh lý di truyền do sự thiếu hụt tổng hợp một chuỗi globin trong huyết sắc tố của hồng cầu.
  • Trung bình mỗi tuần, BV Nhi Nghệ An tiếp nhận 5-7 bệnh nhân mắc bệnh huyết tán bẩm sinh.
  • Bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh cần được truyền máu định kỳ, nếu không có máu để truyền định kỳ thì nguy cơ Tu vong là rất cao.
  • Trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần, nặng có thể Tu vong ngay sau khi sinh hoặc bị nhiều biến chứng.
  • Xin chào Mangyte, Tôi bị hở van tim và BS khuyên nên phẫu thuật, nghe nói chi phí hơn 80 triệu đồng. Tôi có BHYT ở BV quận 5, vậy làm thế nào để được hưởng BHYT ở mức tối đa? Vì nhà tôi cũng không khá giả, các con còn đang tuổi ăn học. Mong Mangyte hướng dẫn giúp, gia đình tôi cảm ơn rất nhiều! (Tuyết Sương – suongsuong…@gmail.com)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Vẹo cột sống bẩm sinh là khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống lúc mới sinh. Tỷ lệ là trên 10.000 trẻ sơ sinh và ít gặp hơn so với các loại vẹo cột sống bắt đầu xuất hiện ở tuổi vị thành niên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY