Phình to bất thường của động mạch chủ bụng hoặc động mạch chủ ngực; hay gặp nhất ở động mạch chủ lên do hoại tử lớp áo giữa (VD, gia đình, hội chứng Marfan, hội chứng Ehlers-Danlos loại IV); phình động mạch chủ ngực xuống và động mạch chủ bụng đều chủ yếu do xơ vữa động mạch. Các nguyên nhân hiếm của phình là nhiễm trùng (giang mai, lao) và các bệnh viêm mạch máu (VD, viêm động mạch Takayasu, viêm động mạch tế bào khổng lồ).
Có thể thầm lặng về mặt lâm sàng, nhưng phình động mạch chủ ngực có thể gây ra cơn đau sâu, lan tỏa, khó nuốt, khàn tiếng, ho ra máu, ho khan; phình động mạch bụng có thể gây ra đau bụng hoặc thuyên tắc huyết khối chi dưới.
Bệnh nhân với phình động mạch chủ ngực đoạn lên có thể có các biểu hiện đặc trưng của hội chứng Marfan.
Nghi ngờ phình động mạch chủ ngực khi X quang ngực bất thường (cung động mạch chủ phình to) và khẳng định bằng siêu âm tim, CT cản quang, hoặc MRI. Khẳng định phình động mạch chủ bụng bởi chụp bụng phẳng (vòng vôi hóa xung quanh), siêu âm, CT, MRI, hoặc chụp động mạch chủ cản quang. Nếu lâm sàng nghi ngờ, cần xét nghiệm huyết thanh học cho giang mai, đặc biệt khi phình động mạch chủ ngực lên cho thấy lớp vỏ vôi hóa mỏng.
Kiểm soát tăng huyết áp bằng Thu*c rất cần thiết, thường dùng chẹn beta. Các nghiên cứu cho thấy ức chế hệ thống reninangiotensin (VD, cùng với chẹn thụ thể angiotensin như losartan) có thể giảm tỷ lệ dãn động mạch chủ trong hội chứng Marfan thông qua chẹn tín hiệu TGF-β. Phẩu thuật cắt bỏ khi phình lớn (phình động mạch chủ ngực lên > 5.5–6 cm, phình động mạch chủ ngực xuống > 6.5–7.0 cm, hoặc phình động mạch chủ bụng > 5.5 cm), khi cơn đau không giảm dù đã kiểm soát huyết áp, hoặc có chứng cứ cho dãn rộng nhanh chóng.
Với bệnh nhân có hội chứng Marfan hoặc van động mạch chủ 2 lá, phình động mạch chủ ngực > 5 cm thường cho phép sửa chữa. Can thiệp nội mô ít xâm lấn là sự lựa chọn cho bệnh nhân với phình động mạch chủ ngực xuống và động mạch chủ bụng.