Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Phòng và tránh bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường ngày nay không còn là căn bệnh nguy hiểm ch*t người như trước nữa mà nó thuộc loại bệnh có thể kiểm soát được
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ngày nay không còn là căn bệnh nguy hiểm ch*t người như trước nữa mà nó thuộc loại bệnh có thể kiểm soát được. Khi bệnh nhân được kiểm tra và chữa trị thường xuyên bằng cách giảm thiểu nồng độ đường trong máu, chữa huyết áp cao, chữa độ máu đông cao thì bệnh không còn nguy hiểm. Nếu được chữa trị tốt và các bệnh nhân chịu thay đổi chế độ ăn uống, họat động thích hợp thì họ có cơ hội sống thọ như những người khỏe mạnh bình thường.
Theo định nghĩa đơn giản, bệnh ĐTĐ tương ứng với hàm lượng đường trong máu cao hơn 1,2g/L lúc nhịn ăn và cao hơn 2g/L bất cứ lúc nào trong ngày. Nếu vượt quá tỉ lệ này, sẽ xuất hiện các biến chứng về mắt, suy thận, cao huyết áp, viêm động mạch các chi dưới và lở loét bàn chân.

Người bệnh đái tháo đường nên ăn nhiều chất xơ
Có 2 dạng (týp) ĐTĐ. Dạng 1 còn gọi là ĐTĐ lệ thuộc insuline thường xuất hiện trước tuổi 20 và liên quan đến 10 – 15% số trường hợp. Dạng 2 còn gọi là ĐTĐ béo phì - xảy ra chủ yếu sau 50 tuổi và chiếm tỷ lệ từ 85 – 90% số trường hợp. Ở dạng 1, tuyến tụy không sản xuất insulin nữa, đây là một loại hormone điều tiết hàm lượng đường glucose và được các cơ quan khác nhau sử dụng. Từ đó mà có thuật ngữ lệ thuộc insuline. Ở dạng 2, cơ thể vẫn còn sản xuất insuline, nhưng với hàm lượng không đủ hoặc không sử dụng nó một cách hợp lý. ĐTĐ dạng 1 là căn bệnh tự miễn nhiễm, trong đó cơ thể sản xuất ra các kháng thể chống lại tuyến tụy. ĐTĐ dạng 2 là chứng bệnh di truyền, trong đó các yếu tố môi trường, đặc biệt là chứng béo phì, giữ vai trò quan trọng. Vậy làm thế nào để hạn chế căn bệnh này. Dưới đây chỉ là một số lời khuyên bổ ích:Khống chế trọng lượng
Trọng lượng là vấn đề rất cần được quan tâm đối với bệnh nhân mắc đái tháo đường, đặc biệt đái tháo đường týp 2.
Béo phì đồng nghĩa với dư thừa chất béo trong cơ thể. Vừa béo phì vừa mắc đái tháo đường týp 2 là điều kiện thuận lợi cho hàm lượng insulin tăng trong máu. Các chuyên gia khuyên bạn nên bằng cách này hay cách khác phải “tiêu bớt” chất béo dư thừa trong cơ thể để cải thiện tình hình.
Bỏ Thu*c lá
Nếu bạn là “đệ tử” của Thu*c lá, việc điều trị bệnh sẽ gặp bất lợi. Người có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường thường bị tắc mạch ngoại vi, nhất là ở các chi. Hút Thu*c lá càng làm mạch chi bị tắc nhiều hơn, trong trường hợp xấu, đôi khi phải dùng đến thủ thuật cắt cụt chân.
Không chỉ dừng lại ở đó, hút Thu*c lá còn có thể khiến đàn ông “bất lực”. Khi hút Thu*c, hàm lượng LDL cholesterol (cholesterol xấu) tăng, kéo theo khả năng mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ cũng tăng.
Ăn ít chất béo
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, chế độ ăn uống khoa học là vấn đề then chốt khống chế bệnh đái tháo đường. Một chế độ ăn lành mạnh, bao gồm các loại thực phẩm ít chất béo và calo, ăn nhiều rau xanh, trái cây, nếu ăn thịt chỉ nên ăn thịt nạc.
Ăn nhiều chất xơ
Chất xơ có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, bởi nó có thể hạ thấp tỷ lệ đường trong máu.
Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng trong việc phòng chống bệnh tim mạch.
Bổ sung thêm ngũ cốc
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn ngũ cốc như là một thành phần chủ đạo trong bữa ăn. Bên cạnh đó, bạn có thể ăn bổ sung bánh mì hay các loại bánh được chế biến từ bột mì cũng đem lại tác dụng như ý.
Hạn chế đường, chất béo và cácbon-hydrat
Cơ thể chúng ta có khả năng hòa tan nhiều loại thức ăn khác nhau theo những tỷ lệ khác nhau: mất từ 5 phút – 3 giờ để tiêu hóa cacbon – hydrat (có nhiều trong khoai tây), 3 – 6 giờ để tiêu hóa protein và phải mất 8 giờ hoặc hơn để “tiêu thụ” hết. Đó là lý do tại sao các loại thức ăn khác nhau có những ảnh hưởng khác nhau tới hàm lượng đường trong máu (ví dụ ăn kem sẽ làm tăng hàm lượng đường trong máu nhanh hơn so với ăn khoai tây). Tuy nhiên, bệnh nhân đái tháo đường không nhất thiết phải kiêng vĩnh viễn đồ ngọt. Có điều bạn nên hạn chế và ăn có điều độ.
Luyện tập thể dục, thể thao
Luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hạn chế nguy cơ béo phì. Thêm vào đó, việc luyện tập còn đem lại hiệu quả trong việc hạ thấp lượng đường và insulin trong máu. Mỗi ngày bạn nên luyện tập khoảng 30 phút. Hãy lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp với sức khỏe như: đi bộ, đạp xe, bơi lội hay ngay cả khi thay việc đi thang máy bằng việc leo cầu thang bộ cũng đem lại hữu ích.
Theo BS. Quốc Bảo – Sức khỏe và đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/phong-va-tranh-benh-dai-thao-duong-n6716.html)

Tin cùng nội dung

  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Nếu bạn không may lâm vào tình trạng thừa cân và béo phì thì ngoài những biện pháp có tính chất bắt buộc như điều chỉnh chế độ ăn và rèn luyện thể lực một cách hợp lý, bạn có thể thực thi một số liệu pháp hết sức độc đáo của y học cổ truyền, trong đó phải kể đến việc sử dụng một số bài Thu*c đơn giản được tạo nên từ các loại hoa quanh nhà quanh vườn. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Cũng như các biện pháp khác của đông y, tự xoa bóp nhằm mục đích kiện tỳ hoá thấp, thông kinh hoạt lạc, tiêu trừ mỡ thừa và dự phòng các biến chứng do béo phì gây ra.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY