Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Phù chân do dùng amlodipin.

Tôi 65 tuổi, bị bệnh tăng huyết áp đã lâu. Bác sĩ cho tôi uống Thu*c hạ áp amlodipin, nhưng uống một thời gian thì cổ chân tôi bị phù.

Tôi 65 tuổi, bị bệnh tăng huyết áp đã lâu. bác sĩ cho tôi uống Thu*c hạ áp amlodipin, nhưng uống một thời gian thì cổ chân tôi bị phù. tôi đọc trong đơn hướng dẫn sử dụng Thu*c thì thấy tác dụng phụ là gây phù cổ chân. xin quý báo giải thích giúp tôi hiểu vì sao amlodipin lại gây phù cổ chân và tôi nên dừng Thu*c hay tiếp tục uống? tôi xin cảm ơn!

Nguyễn Thị Liên (Hà Nội)

Amlodipin là Thu*c chẹn kênh calci, có tác dụng hạ huyết áp bằng cách trực tiếp làm giãn cơ trơn quanh động mạch ngoại biên và ít có tác dụng hơn trên kênh calci cơ tim. vì Thu*c chủ yếu làm giãn tiểu động mạch ngoại biên làm tăng cường nhiều máu đến tận “cuối đường” của động mạch. mà động mạch càng nhỏ, càng bé và thành mạch càng mỏng, khi giãn mạch khả năng thoát dịch từ lòng mạch ra bào tương càng nhiều. phù cổ chân dễ xảy ra vì cổ chân vừa xa tim nhất, vừa là cơ quan nằm ở vị trí thấp nhất cơ thể, cho nên khả năng thu hồi máu từ các tiểu tĩnh mạch trở về tim là khó khăn nhất. khi tiểu tĩnh mạch chưa dẫn lưu máu kịp về tim thì lượng máu tuần hoàn cung tới các tiểu động mạch đã tới, sẽ gây thừa tức thời nên ứ lại, càng dễ thẩm thấu dịch ra bào tương, nên dễ gây phù (khoảng 3% trong số người bệnh điều trị với liều 5mg/ngày và khoảng 11% khi dùng 10mg/ngày bị phù cổ chân).

Trong trường hợp của bác, chúng tôi không thể đưa ra lời khuyên cụ thể là nên dừng Thu*c hay tiếp tục uống. mà tốt nhất bác nên đến bệnh viện, nơi có chuyên khoa tim mạch uy tín để bác sĩ chuyên khoa khám, làm các xét nghiệm máu cũng như kiểm tra xem bác có thêm bệnh gì khác nữa hay không, bác có đang uống kèm theo Thu*c nào nữa không? tình trạng phù cổ chân nặng hay nhẹ... lúc đó bác sĩ mới có lời khuyên về việc dùng Thu*c như tăng hay giảm liều hoặc cho bác uống một loại Thu*c hạ huyết áp khác. chúc bác mau khỏe!

DS. Sĩ Thành

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phu-chan-do-dung-amlodipin-13560.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, cho em hỏi: Em muốn xét nghiệm máu (bộ tiền phẫu) thì nên xét nghiệm ở đâu cho rẻ? Nếu có thể, Mangyte cho em danh sách bảng giá xét nghiệm của một vài bệnh viện để em tham khảo với. Cám ơn bác sĩ! (Mai My - maimy…@yahoo.com)
  • Tôi muốn khám tổng quát hết tất cả để biết xem mình có bệnh gì không, tôi muốn khám dịch vụ ở bệnh viện Chợ Rẫy thì cho tôi hỏi tôi nên khám khoa gì? Và nếu gọi điện thoại đặt giờ đến khám thì khi đến tôi sẽ báo ai để biết là mình đã đặt giờ? Xin cảm ơn! (Mong Truyen - Tiền Giang) Cho em hỏi xét nghiệm máu tìm bệnh ở TPHCM chỗ nào uy tín và tốt nhất, chi phí 1 lần xét nghiệm là bao nhiêu? (Bá Sang - Q. Tân Bình, TPHCM)
  • Ba tôi cần làm xét nghiệm máu mà ngán phải đến các trung tâm chờ đợi đông quá, với lại ông bị đau khớp, không tiện đi lại. Mangyte.vn giúp tôi địa chỉ lấy máu tại nhà được không? Cảm ơn nhé! (Phương Uyên - TPHCM)
  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY