Nhi Nội tiết - Chuyển hoá di truyền hôm nay

Chuyên khoa nhi giữ chức năng chẩn đoán, theo dõi các bệnh lý di truyền lâm sàng và các bất thường bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hiếm gặp, tư vấn tiền thụ thai (khám tiền sản đề phòng các bệnh di truyền), khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết và tiểu đường ở trẻ em. Các bệnh lý nội tiết nhi khoa và chuyển hoá di truyền có thể kể đến như: tiểu đường sơ sinh, suy giáp bẩm sinh, thiếu G6PD, chậm phát triển chiều cao, dậy thì sớm̀ hoặc muộn và các bệnh lý tuyến yên, tuyến giáp, cận giáp, thượng thận, sinh dục, tuyến tụy (cường insulin)

Phụ gia thực phẩm làm tăng bệnh viêm đại tràng, béo phì và chuyển hóa

Các nhà khoa học khuyến cáo mọi người nên hạn chế, tránh ăn thực phẩm có quá nhiều chất phụ gia, bảo quản.
Tạp chí Nature của Mỹ công bố nghiên cứu của nhóm chuyên gia ở Viện nghiên cứu Y sinh thuộc ĐH Georgia Mỹ (GSU) phát hiện thấy phụ gia thực phẩm, đặc biệt là các chất nhũ hóa (emulsifiers) được bổ sung khá phổ biến vào thực phẩm để tăng hương vị, màu sắc và kéo dài thời gian sử dụng có thể làm thay đổi thành phần và phân bố các loại vi sinh vật đường ruột, làm tăng nhóm bệnh viêm đường ruột và hội chứng chuyển hóa. Bệnh viêm đường ruột (IBD) gồm cả bệnh Crohn, viêm loét đại tràng. Còn hội chứng chuyển hóa là nhóm các loại bệnh liên quan đến béo phì, thủ phạm dẫn đến bệnh tiểu đường týp 2 bệnh tim mạch và bệnh gan. Cả hai nhóm bệnh này có tỷ lệ tăng mạnh từ giữa thế kỷ 20.

Thuật ngữ gut microbiota (Hệ vi sinh vật ruột) đề cập đến cộng đồng trên một nghìn tỷ khuẩn khác nhau sống trong đường ruột con người, thủ phạm gây ra hai nhóm bệnh nói trên. Theo tiến sĩ Benoit Chassaing, trưởng nhóm nghiên cứu ở GSU, sự gia tăng các chất phụ gia thực phẩm trong những năm gần đây đã làm thay đổi cấu trúc vi khuẩn đường ruột. Ngoài cái lợi ai cũng biết thì chính các chất nhũ hóa này đã làm thay đổi vị trí sinh sống trên các tế bào biểu mô, gia tăng nhóm bệnh viêm nhiễm cho con người.

Kết luận của GSU dựa vào nghiên cứu trên chuột. Các nhà khoa học đã cho chuột chuyển gen ăn hai chất nhũ hóa thường được dùng trong thực phẩm là polysorbate 80 và carboxymethylcellulsose ở liều có thể phát hiện thấy biến chứng. Kết quả, các chất nhũ hóa này làm thay đổi thành phần hệ sinh vật đường ruột rất nhanh, làm tăng quá trình tiền viêm nhiễm. Vi sinh vật thay đổi tuy làm tăng khả năng tiêu hóa nhưng nó lại thâm nhập sâu hơn trong lớp nhầy đường ruột, gần các biểu mô hơn là ở những vị trí chùng cần có mặt. Sự thay đổi này làm cho vi khuẩn có nhiều flagellin và lipopolysaccharide, gây kích hoạt biểu hiện gen, và cuối cùng phát sinh viêm nhiễm. Qua thử nghiệm, những thay đổi về vi khuẩn đã làm gia tăng bệnh viêm đại tràng mạn tính ở chuột do hệ thống miễn dịch bất thường của cơ thể chúng gây ra. Ngay ở loài chuột có hệ thống miễn dịch bình thường, các chất nhũ hóa cũng có thể làm tăng bệnh viêm đường ruột ở thể nhẹ và hội chứng chuyển hóa, béo phì tăng đường huyết và phát sinh hiện tượng kháng insulin.

Hiện nay nhóm nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các chất phụ gia ở con người. Nếu kết quả giống nhau thì chất phụ gia chính là thủ phạm gây ra hàng loạt căn bệnh nan y, kể cả đại dịch béo phì và các chứng bệnh viêm nhiễm liên quan đến nhóm bệnh IBD mãn tính. Trong khi chờ kết quả chính thức, các nhà khoa học khuyến cáo mọi người nên hạn chế, tránh ăn thực phẩm có quá nhiều chất phụ gia, bảo quản đồng thời các cơ quan chức năng cần có những quy định cụ thể trong việc sử dụng các chất phụ gia trong thực phẩm để hạn chế những căn bệnh nan y do các loại hóa chất này gây ra cho con người.

Khắc Nam (Theo Medicalxpress- 3/2015)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phu-gia-thuc-pham-lam-tang-benh-viem-dai-trang-beo-phi-va-chuyen-hoa-7088.html)

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Cũng như các biện pháp khác của đông y, tự xoa bóp nhằm mục đích kiện tỳ hoá thấp, thông kinh hoạt lạc, tiêu trừ mỡ thừa và dự phòng các biến chứng do béo phì gây ra.
  • Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não. Nó thường được gây ra do nhiễm siêu vi (virus)
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Viêm mạch là tình trạng viêm của các mạch máu. Viêm mạch gây ra các thay đổi trên thành mạch máu, bao gồm dày lên, suy yếu, chít hẹp và sẹo hóa.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY