Vận động trị liệu hôm nay

Khoa có nhiệm vụ nghiên cứu và áp dụng mọi biện pháp y học, tâm lý học, kỹ thuật phục hồi kết hợp với giáo dục, xã hội,... nhằm làm cho người tàn tật có thể thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất đi do khiếm khuyết và suy giảm khả năng, do hậu chứng sau những bệnh lý như tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, bệnh lý về cơ, viêm dây thần kinh tọa… Các bệnh trạng thường gặp tại khoa Vận động trị liệu như: tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, bệnh lý về cơ, viêm dây thần kinh tọa…

Phục hồi vận động sau đột quỵ

Quá trình chăm sóc người bệnh giúp phục hồi vận động sau đột quỵ được tiến hành ở nhiều giai đoạn

Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), đột quỵ là “Các dấu hiệu rối loạn chức năng của não (khu trú hoặc toàn thể) phát triển nhanh, kéo dài trên 24 giờ hoặc dẫn đến Tu vong, không xác định nguyên nhân nào khác ngoài căn nguyên mạch máu”.

Ngày nay, đột quỵ vẫn là một vấn đề thời sự cấp thiết bởi nó ngày càng phổ biến. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 5 triệu người bị đột quỵ. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và để lại nhiều di chứng về tâm thần kinh và là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội.

Quá trình chăm sóc người bệnh giúp phục hồi vận động sau đột quỵ được tiến hành ở nhiều giai đoạn:

Giai đoạn đầu của bệnh đột quỵ: bệnh nhân được điều trị tích cực tại các đơn vị đột quỵ.

Sau khi thoát khỏi giai đoạn hiểm nghèo, người bệnh sẽ được chăm sóc tại các đơn vị phục hồi chức năng, tại nhà với sự hỗ trợ của gia đình...

Phối hợp Đông và Tây y trong điều trị mang lại nhiều hiệu quả.

Hiện nay, nhiều phương pháp trong điều trị giúp phục hồi vận động sau đột quỵ đã được chứng minh có hiệu quả như:

Y học hiện đại có phương pháp dùng Thu*c giúp chống co cứng cơ như: tiêm Botilinum toxin nhóm A.

Phương pháp không dùng Thu*c của y học hiện đại gồm: vật lý trị liệu, điện trị liệu, liệu pháp tâm thần, liệu pháp ngôn ngữ, liệu pháp nghề nghiệp...

Y học cổ truyền cũng có nhiều nghiên cứu trong phục hồi vận động cho bệnh nhân sau đột quỵ được chứng minh có hiệu quả như: dùng Thu*c Hoa đà tái tạo hoàn, Bổ dương hoàn ngũ thang, thể châm, điện châm... Đặc biệt, hiện nay, phương pháp châm cứu cải tiến là phương pháp được chứng minh mang lại hiệu quả cao trong phục hồi vận động cho người bệnh sau đột quỵ. Đây là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi tại một số bệnh viện như: Đại học Y Dược TPHCM, Y học cổ truyền TPHCM... đem lại nhiều hiệu quả cho người bệnh sau đột quỵ.

Ngày nay, việc hiểu biết và áp dụng kết hợp các phương pháp giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền sẽ giúp bác sĩ có nhiều lựa chọn, góp phần nâng cao hiệu quả phục hồi vận động cho bệnh nhân sau đột quỵ.

TS.BS. TRỊNH THỊ DIỆU THƯỜNG

Khoa Y học cổ truyền

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/phuc-hoi-van-dong-sau-dot-quy-n23753.html)

Tin cùng nội dung

  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Tôi xin giới thiệu đến các bạn Tài liệu hướng dẫn vận động cột sống cổ
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY