Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Quả dâu nhuận táo Y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, quả dâu chín phơi hay sấy khô (gọi là tang thầm) có công hiệu bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo.
Theo cổ truyền">y học cổ truyền, quả dâu chín phơi hay sấy khô (gọi là tang thầm) có công hiệu bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo. Dùng cho các trường hợp can thận âm hư, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, điếc tai, bệnh đái tháo đường, tiểu khó, táo bón, râu tóc bạc sớm, đau sưng khớp, đau lưng mỏi gối, hồi hộp mất ngủ, lao hạch, đau mỏi khớp.

Quả dâu ta hay còn gọi là quả dâu tằm là loại quả của cây dâu trồng để lấy lá cho tằm ăn, ở một số địa phương bà con dân tộc thường gọi là mạy môn, người Mông gọi là dâu cang; tầm tang… là loại cây mọc tự nhiên hoặc trồng ở nhiều nơi. Ngày nay, nhiều loại cây dâu giống mới trồng nuôi tằm là loại cây nhiều lá, lá to quả ít và nhỏ, vị chua. Loại dâu ta giống cũ, trồng lâu năm thì quả nhiều, to, đỏ, tím mọng, ngọt. Do vậy, nếu lấy quả làm Thu*c và nước uống thì dâu ta giống cũ thường được sử dụng nhiều hơn. Quả dâu gọi là tang thầm tử.

Nhân dân thường sử dụng quả dâu làm nước uống, ngâm rượu như: nước ép dâu, cao dâu, dâu ủ men, dâu hấp, mứt dâu, bột dâu, dâu xào thịt… rất tốt. Ngoài ra, Đông y còn sử dụng quả dâu để chữa bệnh.

Một số bài Thu*c thường dùng

Bài 1: Chữa mất ngủ: Quả dâu tươi 60g (khô 30g), đổ nước sắc uống 2 lần/ngày vào chiều tối và trước khi đi ngủ. Nếu mất ngủ đã lâu thì cần thêm các vị Thu*c khác: thục địa 15g, bạch thược 15g, tất cả cho vào ấm đổ 550ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày, 30 ngày 1 liệu trình.

Bài 2: Chữa chứng ăn không tiêu: Quả dâu 10g, bạch truật 6g, cho vào ấm đổ 450ml nước, sắc còn 250ml nước, chia 2 lần uống sau ăn. Uống liền 3 ngày.

Bài 3: Chữa nhức mỏi cơ xương, khớp, đau lưng gối: Dâu chín 40g, gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ. Gạo ninh nhừ, dâu đánh nhuyễn cho vào cháo, đun sôi thêm đường. Ăn buổi sáng (khi chưa ăn gì, bụng còn đói), rất tốt với trẻ em, người cao tuổi, yếu, ốm dậy.

Bài 4: Tác dụng đen, mượt tóc: Quả dâu tươi chín 50g, đường phèn vừa đủ: Cách chế biến: Quả dâu rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, sắc lấy nước, hòa đường phèn để uống. Có thể uống thường xuyên, nhất là về mùa hè.

Hoặc quả dâu, sinh địa, mỗi thứ 30g, đường trắng 15g. Tất cả giã nát, cho vào ấm đổ 550ml sắc còn 400ml, chia 2 lần uống trong ngày. 15 ngày 1 liệu trình rất tốt cho người tóc khô và gãy.

Bài 5: Chữa hậu sản do âm huyết kém: Quả dâu, long nhãn, đẳng sâm sao vàng, mỗi thứ 30g, nghiền nát 3 thứ. Uống mỗi lần 2 - 3g với nước đun sôi để nguội, ngày 3 lần. 5 ngày 1 liệu trình.

Bài 6: Chữa mồ hôi trộm: Quả dâu, ngũ vị tử mỗi loại 10g, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trong ngày. 10 ngày 1 liệu trình.

Bài 7: Bổ can thận, ích tâm huyết (thính tai, sáng mắt,…): Quả dâu tươi, chín 500g, gạo nếp 600g. Men rượu vừa đủ. Cách chế biến: Quả dâu phải chín đều, ép lấy nước, đun sôi để nguội, cho cơm nếp, men rượu, trộn đều cho vào bình ngâm 1 tuần, ngày lắc 1 lần cho đều. Sau đó mỗi ngày uống 30 ml/ngày, vào 2 bữa cơm.

Kiêng kỵ: Những người thuộc chứng hàn hạn chế dùng.

Lương y Hữu Đức

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-qua-dau-nhuan-tao-y-hoc-co-truyen-15214.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY