Bệnh ung thư hôm nay

Quan hệ T*nh d*c “bên ngoài”, tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu quả?

(Mangyte) - Thưa BS, khi đến tiêm cháu khai báo mình đã quan hệ hay sao? Khả năng ngừa bệnh ở cháu có tốt như người chưa quan hệ?

Cháu 22 tuổi, cháu và bạn trai đã quan hệ bên ngoài (chỉ cho cậu bé chạm vào cô bé bên ngoài, không đưa vào trong). Xin hỏi BS, cháu có thể tiêm vacxin HPV phòng ung thư cổ tử cung">ngừa ung thư cổ tử cung (UTCTC) được không ạ? Thưa BS, khi đến tiêm cháu khai báo mình thuộc dạng đã quan hệ hay sao? Cháu tiêm phòng thì khả năng phòng ngừa có tốt như những bạn chưa quan hệ? Cháu xin chân thành cảm ơn BS. Mong hồi âm sớm của BS! (Lê Thị Lan - Đà Nẵng)

Trả lời

Bạn Lan thân mến, Đối tượng được chỉ định tiêm ngừa vacxin HPV: Nữ giới 9 - 26 tuổi, bé gái từ 11 - 12 tuổi là tốt nhất, chưa quan hệ hoặc đã quan hệ T*nh d*c. Không phải làm xét nghiệm trước khi tiêm ngừa. Các bé gái từ 11 đến 12 tuổi là độ tuổi tốt nhất để tiêm phòng virus HPV, vì độ tuổi này có đáp ứng miễn dịch mạnh nhất và đa số chưa tiếp xúc với virus HPV.

Do đó người phụ nữ nên chủng ngừa vacxin trước khi có quan hệ T*nh d*c, vì việc tiêm chủng sẽ đạt hiệu quả tốt nhất trên những phụ nữ chưa từng nhiễm bất kỳ type HPV nào trong những type HPV có trong Thu*c chủng ngừa.

Bạn quan hệ T*nh d*c bên ngoài hoặc bên trong âm đạo đều được xem là có quan hệ T*nh d*c (có nghĩa là vẫn có khả năng thụ thai). Bạn vẫn còn trong độ tuổi tiêm ngừa HPV, đã quan hệ T*nh d*c thì hiệu quả vacxin sẽ giảm so với những người chưa quan hệ T*nh d*c.

Tuy nhiên, cho dù có tiêm ngừa hay không thì biện pháp phòng ngừa UTCTC quan trọng nhất vẫn là tầm soát UTCTC bằng xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap), nếu có nghi ngờ sẽ sinh thiết để chẩn đoán. Tiêm phòng vacxin chủ yếu là ngừa HPV 16, 18… Những phụ nữ đã có quan hệ T*nh d*c phải đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần.

BS Chuyên khoa của Mangyte
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-quan-he-tinh-duc-ben-ngoai-tiem-ngua-ung-thu-co-tu-cung-co-hieu-qua-10397.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY