Gây mê hồi sức hôm nay

Gây mê hồi sức là một chuyên ngành y học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong những bệnh viện ngoại khoa. Nhiệm vụ gây mê là không thể thiếu trong các ca phẫu thuật, cũng như các thủ thuật khác thuộc khoa nội soi và khoa sản. Khoa Gây mê hồi sức có nhiệm vụ thực hiện những kỹ thuật vô cảm để hỗ trợ quá trình phẫu thuật cho người bệnh, giúp cho bệnh nhân kiểm soát sự đau đớn trong các tình huống nhất định. Các chức năng cơ bản của khoa bao gồm: gây tê, gây mê, hồi sức sau mổ, thực hiện giảm đau sản khoa, tiền mê để nội soi tiêu hóa không đau; hồi sức cấp cứu các bệnh nhân nội khoa không mổ, có chỉ định thở máy, hồi sức tích cực; phối hợp hội chẩn theo yêu cầu của các chuyên khoa…

Quy chế công tác khoa phẫu thuật gây mê hồi sức

Trước khi khâu kín nơi phẫu thuật phải kiểm tra các chỗ cầm máu, khâu nối, bảo đảm không chảy máu, không còn sót dụng cụ, gạc, ống dẫn lưu trong cơ thể người bệnh.

Quy định chung

Khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức là khoa lâm sàng, gồm hệ thống các buồng phẫu thuật để thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật cấp cứu theo kế hoạch.

Có đủ phương tiện, dụng cụ phẫu thuật đồng bộ theo từng yêu cầu phẫu thuật và bảo đảm vô khuẩn.

Quy định cụ thể

Các thành viên của khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa ngoại, quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện, quy chế xử lý chất thải, quy chế sử dụng Thu*c và quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.

Phẫu thuật viên phải là bác sĩ chuyên khoa ngoại có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa của trường đại học y hoặc bác sĩ đa khoa được bổ túc chuyên khoa có chứng chỉ của chuyên khoa ngoại đầu ngành trung ương, được trưởng khoa ngoại đề nghị và giám đốc bệnh viện ra quyết định được thực hiện phẫu thuật.

Bác sĩ gây mê hồi sức phải là bác sĩ chuyên khoa gây mê hồi sức có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa của trường đại học y hoặc bác sĩ đa khoa được bổ túc chuyên khoa có chứng chỉ của chuyên khoa gây mê hồi sức đầu ngành trung ương, được trưởng khoa ngoại hoặc trưởng khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức đề nghị và giám đốc bệnh viện ra quyết định được thực hiện gây mê hồi sức.

Một số công tác đặc thù của khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức:

Trưởng khoa phẫu thuật gây mê hồi sức có trách nhiệm:

Bố trí các buồng phẫu thuật liên hoàn hợp lí bảo đảm yêu cầu chuyên môn:

Buồng tiếp nhận người bệnh.

Buồng tiền mê.

Buồng hồi tỉnh.

Buồng phẫu thuật cấp cứu.

Buồng phẫu thuật hữu khuẩn.

Buồng phẫu thuật vô khuẩn.

Buồng phẫu thuật các chuyên khoa: Tai-mũi-họng, Răng-hàm-mặt, Mắt, Phụ - Sản và Nội soi.

Buồng phẫu thuật chấn thương sọ não, chỉnh hình.

Nơi làm việc, nơi vệ sinh, tắm rửa của các thành viên trong khoa.

Nơi tiếp nhận, dụng cụ đã sử dụng, rửa dụng cụ phẫu từ thuật theo một chiều.

Có máy X-quang di động, máy siêu âm.

Các buồng phẫu thuật được ốp gạch men kính tới trần, nền nhà không đọng nước, cống thoát nước ngầm, không có chuột, dán, ruồi, muỗi vào buồng phẫu thuật, trần nhà không bị thấm mốc.

Buồng phẫu thuật có nguồn điện ổn định, ưu tiên và an toàn.

Có đủ các điều kiện và phương tiện vệ sinh, vô khuẩn, chống nóng.

Kiểm tra việc sắp xếp và bảo quản dụng cụ, phương tiện phẫu thuật theo cơ số cho từng loại phẫu thuật quy định.

Tiếp nhận người bệnh, bố trí người bệnh vào buồng phẫu thuật theo yêu cầu phẫu thuật.

Kiểm tra việc phân công y tá (điều dưỡng) phục vụ kíp phẫu thuật.

Đảm bảo dụng cụ phẫu thuật, thiết bị y tế có chất lượng tốt; có đủ Thu*c cấp cứu.

Định kì kiểm tra các buồng phẫu thuật, dụng cụ phẫu thuật.

Phẫu thuật viên có trách nhiệm:

Trước ngày phẫu thuật phải thăm khám lại người bệnh, xác định lại chẩn đoán, phương pháp phẫu thuật.

Không để người khác thực hiện thay phẫu thuật khi đã được phân công, trường hợp không tham gia được phải báo cáo trưởng khoa cử người thay thế.

Chịu trách nhiệm về an toàn cuộc phẫu thuật.

Được kết hợp giảng dạy học viên trong khi phẫu thuật, nhưng phải bảo đảm tiến trình cuộc phẫu thuật và an toàn cho người bệnh.

Không được kéo dài thời gian cuộc phẫu thuật.

Không gây tai biến cho người bệnh.

Bảo đảm trật tự, yên tĩnh, vô khuẩn trong buồng phẫu thuật.

Trước khi khâu kín nơi phẫu thuật phải kiểm tra các chỗ cầm máu, khâu nối, bảo đảm không chảy máu, không còn sót dụng cụ, gạc, ống dẫn lưu trong cơ thể người bệnh.

Sau khi hoàn thành cuộc phẫu thuật phải cùng bác sĩ gây mê hồi sức theo dõi người bệnh trên bàn phẫu thuật đến khi các chỉ số sinh tồn ổn định mới được chuyển người bệnh ra khỏi buồng phẫu thuật.

Ghi chép tỉ mỉ, trung thực, đầy đủ vào hồ sơ bệnh án về: lịch trình phẫu thuật, tình trạng tổn thương, cách thức và lược đồ phẫu thuật; khi kết thúc kí ghi rõ họ, tên và chức danh.

Ghi y lệnh điều trị, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện y lệnh cho đến khi người bệnh hoàn toàn ổn định.

Bác sĩ trực tiếp mổ tử thi, sau 24 giờ mới được vào buồng phẫu thuật.

Bác sĩ gây mê hồi sức có trách nhiệm:

Trước khi gây mê phải kiểm tra lại người bệnh, những vấn đề liên quan đến gây mê, để bổ sung kịp thời.

Trường hợp gây tê phải kiểm tra Thu*c tê; khi tiến hành gây tê phải bảo đảm an toàn và xử lí kịp thời khi có tai biến xảy ra.

Chịu trách nhiệm an toàn kĩ thuật gây mê hồi sức và truyền máu.

Khi được phân công gây mê không được để người khác làm thay, trường hợp không tham gia được phải báo cáo trưởng khoa cử người thay thế.

Sau phẫu thuật phải ghi toàn bộ diễn biến và quá trình gây mê hồi sức vào phiếu và theo dõi đến khi các chỉ số sinh tồn của người bệnh ổn định.

Trong khi phẫu thuật bác sĩ gây mê và phẫu thuật viên có ý kiến không thống nhất phải mời trưởng khoa ngoại, trưởng khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức hoặc giám đốc bệnh viện đến quyết định, không được làm ảnh hưởng đến cuộc phẫu thuật.

Y tá (điều dưỡng) buồng phẫu thuật thực hiện:

Tiếp nhận người bệnh vào buồng tiền mê hoặc buồng phẫu thuật.

Kiểm tra việc chuẩn bị người bệnh trước khi phẫu thuật.

Sát khuẩn vùng sẽ phẫu thuật, chú ý những bộ phận đối xứng của cơ thể người bệnh phải kiểm tra cẩn thận, đánh dấu rõ ràng để tránh phẫu thuật nhầm.

Sau khi phẫu thuật xong phải kiểm tra Thu*c, dụng cụ, gạc, ống dẫn lưu theo cơ số đã sử dụng.

Ghi các chi tiết có liên quan vào phiếu chăm sóc, viết phiếu lĩnh bổ sung Thu*c vào vật dụng tiêu hao chuẩn bị cho các cuộc phẫu thuật sau.

Thực hiện nghiêm chỉnh các y lệnh sau phẫu thuật, lập phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc. Khi phát hiện người bệnh có diễn biến bất thường phải báo cáo bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ gây mê hồi sức ngay để xử lí kịp thời.

Chăm sóc người bệnh theo quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện.

Không được bỏ dở phục vụ cuộc phẫu thuật khi chưa được sự đồng ý của phẫu thuật viên.

Định kỳ vệ sinh, tẩy uế buồng phẫu thuật.

An toàn phẫu thuật:

Chỉ tiến hành phẫu thuật khi có giấy cam đoan xin phẫu thuật của người bệnh hoặc gia đình người bệnh.

Người bệnh dưới 18 tuổi, bị bệnh tâm thần, câm điếc, choáng nặng đang trong tình trạng hôn mê thì cha mẹ hoặc người thân hoặc đại diện cơ quan người bệnh ký giấy cam đoan xin phẫu thuật thay người bệnh.

Trường hợp người bệnh có ý định phẫu thuật cấp cứu không có người nhà hoặc cơ quan đi theo vẫn tiến hành phẫu thuật, nhưng phải hội chẩn và được giám đốc bệnh  viện duyệt đồng thời thông báo cho gia đình hoặc cơ quan người bệnh được biết.

Phẫu thuật viên không nhận thực hiện phẫu thuật  theo kế hoạch trong những ngày tham gia thường trực tại bệnh viện.

Phẫu thuật viên và bác sĩ  gây mê hồi sức  không thực hiện phẫu thuật và gây mê hồi sức cho người thân: cha, mẹ, vợ, chồng con và anh chị em ruột; trường hợp đặc biệt phải được phép của giám đốc bệnh viện.

Phẫu thuật viên phải thận trọng kiểm tra lại khi tiến hành phẫu thuật ở những bộ phận đối xứng của cơ thể người bệnh.

Sau cuộc phẫu thuật, bác sĩ gây mê hồi sức và phẫu thuật viên không đi xa quá phạm vi bệnh viện 10 km và để lại địa chỉ rõ ràng tại bệnh viện, ít nhất trong 24 giờ đầu để theo dõi và xử lí kịp thời những diễn biến xấu của người bệnh.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/quyche/quy-che-cong-tac-khoa-phau-thuat-gay-me-hoi-suc/)

Tin cùng nội dung

  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Hồi sức tim phổi được thực hiện khi nạn nhân bị ngưng thở hoặc tim ngừng đập (như trong trường hợp một người bị nhồi máu cơ tim hoặc sắp ch*t đuối).
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY