Quy chế bệnh viện hôm nay

Quy chế quản lý buồng bệnh buồng thủ thuật

Tổ chức họp với người bệnh và gia đình người bệnh để thu nhận và giải quyết ý kiến góp ý về công tác điều trị, chăm sóc và phục vụ người bệnh.

Quy định chung

Quản lý buồng bệnh và buồng thủ thuật bao gồm:

Quản lý hoạt động chuyên môn.

Quản lí người bệnh.

Quản lí nhân lực.

Quản lí tư sản.

Các thành viên trong bệnh viện, người bệnh, gia đình người bệnh phải thực hiện tốt quy chế quản lí buồng bệnh, buồng thủ thuật.

Quy định cụ thể

Trách nhiệm của các thành viên trong khoa điều trị

Trưởng khoa:

Quản lí mọi hoạt động của khoa, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quản lí buồng bệnh, buồng thủ thuật.

Bác sĩ điều trị:

Thực hiện chẩn đoán điều trị người bệnh được phân công.

Tham gia quản lí buồng bệnh, buồng thủ thuật theo sự phân công của trưởng khoa

Y tá (điều dưỡng) trưởng khoa:

Thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện.

Quản lí nhân lực y tá (điều dưỡng) hộ lí trong khoa.

Sắp xếp buồng bệnh ngăn nắp, vệ sinh trật tự

Quản lí tài sản phục vụ người bệnh.

Y tá (điều dường) chăm sóc:

Chăm sóc người bệnh toàn diện.

Quản lí buồng bệnh, buồng thủ thuật trong phạm vi được giao.

Hộ lý:

Thực hiện vệ sinh, trật tự, ngăn nắp trong khoa, buồng bệnh, buồng thủ thuật.

Phụ y tá (điều dưỡng) chăm sóc, vận chuyển người bệnh khi cần thiết.

Trưởng khoa có trách nhiệm quản lí chuyên môn

Tổ chức dây chuyền chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh theo quy định.

Bảo đảm buồng tiêm, buồng thủ thuật, buồng thay băng:

Có đủ cơ số Thu*c và dụng cụ cấp cứu.

Có đủ ánh sáng, đủ nước và phương tiện rửa tay.

Có phác đồ cấp cứu và quy định kĩ thuật bệnh viện, đóng thành tập không treo lên tường.

Tủ Thu*c thường trực:

Được đặt trong phòng cấp cứu của khoa.

Đủ cơ số Thu*c và dụng cụ.

Có sổ giao nhận Thu*c và dụng cụ.

Buồng bệnh:

Bảo đảm có buồng để người bệnh nam, nữ nằm riêng và trẻ em nằm riêng.

Bảo đảm vệ sinh, trật tự, mọi vật dụng trong buồng bệnh được sắp xếp theo quy định thống nhất.

Có biển đề số buồng, tên bác sĩ, y tá (điều dưỡng) và hộ lí:

Giường bệnh có biển số, tủ đầu giường, ghế ngồi.

Buồng bệnh có bình phong hoặc rèm che để sử dụng cho người bệnh khi cần thiết.

Phải bảo đảm ấm về mùa đông, mát về mùa hè.

Buồng hành chính khoa:

Phải có bảng tổng hợp hoạt động hàng ngày, tình hình nhân lực, người bệnh, Thu*c.

Bảng phân công thường trực hàng ngày.

Bảng chấm công.

Tủ và giá đề hồ sơ, bệnh án.

Có đủ loại sổ, biểu thống kê báo cáo.

Có đủ tủ, bàn ghế làm việc.

Có bảng thông báo đặt tại nơi mọi người đều có thể xem được: nội quy bệnh viện, quy đinh về y đức, quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh và gia đình người bệnh đối với bệnh viện, quy định về viện phí, về bảo hiểm y tế.

Có buồng và phương tiện tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

Có buồng tắm, buồng vệ sinh, buồng thay quần áo cho các thành viên trong bệnh viện và người bệnh.

Có buồng để cọ rửa, tẩy uế và cất giữ dụng cụ vệ sinh, sắp xếp trật tự.

Quản lý người bệnh

Trưởng khoa và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa có trách nhiệm:

Quản lí số lượng người bệnh hàng ngày trong khoa, người bệnh hiện có, số Tu vong, ra viện, chuyển khoa, chuyển viện, vào viện; số người bệnh nặng, người bệnh cần chăm sóc cấp 1.

Tổ chức họp với người bệnh và gia đình người bệnh để thu nhận và giải quyết ý kiến góp ý về công tác điều trị, chăm sóc và phục vụ người bệnh.

Bác sĩ điều trị và y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:

Phổ biến nội quy buồng bệnh và đôn đốc, giám sát người bệnh thực hiện nội quy.

Theo dõi diễn biến bệnh, điều trị và chăm sóc người bệnh toàn diện.

Quản lý nhân lực

Trưởng khoa và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa có cách nhiệm:

Lập bảng phân công nhiệm vụ cụ thể cho những thành viên trong khoa.

Lập bảng phân công thường trực để trưởng khoa duyệt.

Theo dõi giờ công, ngày công hàng ngày.

Tổng hợp ngày công hàng tháng được trưởng khoa kí xác nhận đưa phòng tổ chức cán bộ và lưu tại khoa.

Quản tí tài sản

Mọi thành viên trong khoa phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế quản lí và sử dụng vật tư thiết bị y tế.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/quyche/quy-che-quan-ly-buong-benh-buong-thu-thuat/)

Tin cùng nội dung

  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chọc ối là một thủ thuật được thực hiện trong thời gian mang thai. Lý do phổ biến nhất cho phụ nữ mang thai được đề nghị chọc ối là để xem liệu em bé đang phát triển của mình có một rối loạn nhiễm sắc thể chẳng hạn như hội chứng Down.
  • Sinh thiết thận là lấy một mẫu mô nhỏ từ thận để làm xét nghiệm. Sinh thiết thận được thực hiện để chẩn đoán và theo dõi một số vấn đề của thận. Ví dụ, viêm thận, hoặc ung thư thận...
  • Sinh thiết (Biopsy) là thủ thuật lấy một mẫu mô nhỏ từ một phần của cơ thể. Các mẫu mô sau đó được khảo sát dưới kính hiển vi để tìm tế bào bất thường.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY