Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Ra mồ hôi tay chân nhiều là bệnh gì? – Hãy cẩn trọng với 7 bệnh lý này

Ra mồ hôi tay chân nhiều là bệnh gì? Làm sao để thoát khỏi tình trạng bàn tay, bàn chân nhớp nháp cả ngày? Những băn khoăn của bạn sẽ được giải đáp tại đây!

Ra mồ hôi tay chân nhiều là bệnh gì?

Bài tiết mồ hôi là quá trình S*nh l* tự nhiên của cơ thể dưới sự chỉ huy của hệ thần kinh giao cảm. Khi bạn ở trong môi trường quá nóng bức, uống nhiều rượu bia hoặc ăn đồ cay nóng; hệ thần kinh giao cảm sẽ kích thích tuyến mồ hôi bài tiết nhiều hơn, mồ hôi bốc hơi trên da sẽ mang theo nhiệt lượng dư thừa giúp làm mát cơ thể. Tuy nhiên, mồ hôi tay chân quá nhiều còn có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý, chẳng hạn như:

Rối loạn thần kinh giao cảm

Nếu bạn bị đổ mồ hôi tay chân bất kể thời tiết nóng hay lạnh, vận động nhiều hay ít và không liên quan đến bệnh lý nào khác thì nhiều khả năng nguyên nhân là do chứng rối loạn thần kinh giao cảm gây ra. Trên thế giới có khoảng 3 - 5% dân số đang sống chung với căn bệnh này. Vị trí ra nhiều mồ hôi thường có tính chất đối xứng như ở 2 bàn tay, 2 bàn chân, 2 nách, đầu mặt… Nếu trong gia đình bạn có người bị đổ mồ hôi nhiều do rối loạn thần kinh giao cảm thì 28% bạn cũng mắc phải chứng bệnh này.

5% dân số sống chung với mồ hôi tay chân nhiều do rối loạn thần kinh thực vật ( ảnh minh họa)

Nhiễm trùng

Bệnh thường gặp nhất là nhiễm trùng lao. Người bệnh lao không chỉ bị đổ mồ hôi ở tay chân mà còn bị đổ mồ hôi toàn thân, mồ hôi thường ra nhiều nhất từ buổi chiều tối kéo dài cho tới đêm. Nếu bị đổ mồ hôi đêm kèm theo sốt cao, ớn lạnh, ho dai dẳng kéo dài, sụt cân nhanh thì hãy cẩn trọng với bệnh lý này.

Bệnh tuyến giáp

Quá nhiều hormon tuyến giáp (cường giáp) hoặc thiếu hụt hormon tuyến giáp (suy giáp) đều gây rối loạn chuyển hóa khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi. Người bệnh thường bị đổ mồ hôi nhiều kèm theo mất ngủ, tim đập nhanh, sụt cân nhanh, tâm trạng bất ổn gây ảnh hưởng nhiều đến công việc, cuộc sống.

Hạ đường huyết

Thường gặp ở người bệnh tiểu đường mạn tính do ăn kiêng quá mức hoặc tác dụng phụ của Thu*c hạ đường huyết gây ra. Lượng đường máu thấp sẽ kích thích hệ giao cảm tăng bài tiết hormon adrenaline gây đổ mồ hôi nhiều, tim đập nhanh…

Ung thư

Đổ mồ hôi tay chân có thể do một số bệnh ung thư như u lympho, bệnh bạch cầu, u tế bào crom… kèm theo triệu chứng sưng hạch, sốt cao, ớn lạnh, người mệt mỏi…

Rối loạn nội tiết

Sự thiếu hụt hormon Sinh d*c testosterone ở nam giới tuổi trung niên và estrogen ở nữ giới trước và trong thời kỳ mãn kinh hoặc tuổi dậy thì, sẽ khiến bộ phận cảm biến thân nhiệt hoạt động rối loạn, kích thích tuyến mồ hôi bài tiết nhiều hơn.

Rối loạn nội tiết tuổi tiền mãn kinh gây đổ mồ hôi nhiều (ảnh minh hoạ)

Bệnh tiểu đường

Biến chứng thần kinh và rối loạn chuyển hóa ở người bệnh tiểu đường có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm gây tăng tiết mồ hôi. Người bệnh thường bị đổ mồ hôi nhiều ở phần trên cơ thể như chân tay, đầu mặt…

Làm thế nào để làm giảm mồ hôi tay chân nhiều?

Tùy nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều là gì mà phương pháp khắc phục ở mỗi người sẽ khác nhau. Giải quyết tốt căn nguyên gây đổ mồ hôi chính là nguyên tắc để làm giảm mồ hôi hiệu quả.

Hiện nay, y học hiện đại có một số phương pháp chữa trị sẵn có để giảm mồ hôi tay chân, chẳng hạn như:

- Sử dụng Thu*c: Bao gồm Thu*c bôi xoa ngoài da để giảm tiết mồ hôi tạm thời và các Thu*c uống nhóm kháng cholinergic, Thu*c chống trầm cảm… Do các Thu*c uống còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên chỉ định rất hạn chế.

- Điện di ion: Dòng điện cường độ thấp sẽ ức chế tuyến mồ hôi ở tay chân khi bạn ngâm tay chân trong 1 dung dịch điện ly, hiệu quả có thể duy trì tối đa 6 tháng/1 liệu trình.

- Tiêm botox: Độc tố botulinum được tiêm dưới da lòng bàn tay, bàn chân sẽ ngăn chặn tuyến mồ hôi bài tiết. Hiệu quả thường chỉ kéo dài 6 tháng nên bạn cần phải tiêm nhiều lần.

- Cắt hạch giao cảm: Chỉ áp dụng cho điều trị mồ hôi tay. Phương pháp này còn tồn tại nhiều rủi ro như đau giao cảm, Hội chứng Horner gây sụp mí mắt, tăng tiết mồ hôi bù trừ…

- Sử dụng thảo dược tự nhiên làm giảm mồ hôi:

Hiện nay áp dụng Đông y trong việc làm giảm mồ hôi tay chân vẫn là giải pháp được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng.

Theo các chuyên gia cho biết, chứng ra mồ hôi nhiều là do sức đề kháng của da yếu. Sử dụng thảo dược Hoàng kỳ sẽ giúp nâng sức bảo vệ của da, kết hợp với Sơn thù du làm cho da săn lại và lỗ chân lông không mở ra nên mồ hôi không thoát ra nữa. Bên cạnh đó, Thiên môn đông sẽ bù lại lượng nước đã mất đi theo mồ hôi. Bộ 3 thảo dược này kết hợp với nhau sẽ tạo nên bài Thu*c chữa mồ hôi tay chân toàn diện, mang lại hiệu quả giảm tiết mồ tự nhiên mà không hề gây ra tác dụng phụ.

Người xưa thường sử dụng những thảo dược này chủ yếu dùng dưới dạng hãm sắc, cao đan, hoàn tán; nhưng ngày nay bạn có thể dùng chúng dưới dạng viên uống tiện dụng như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hòa Hãn Linh (*).

Có mặt trên thị trường 10 năm nay, sản phẩm đã giúp cho hàng ngàn người bệnh thoát khỏi chứng tăng tiết mồ hôi, cũng nhờ Hòa Hãn Linh, anh T (Hoàng Mai, Hà Nội) đã thoát khỏi chứng đổ mồ hôi tay chân đã theo anh suốt nhiều năm qua chỉ sau 1 liệu trình sử dụng. Trong niềm vui khôn tả, anh T chia sẻ: “Sau 6 tháng sử dụng Hòa Hãn Linh, lượng mồ hôi đã giảm tới 70 – 80%, kiên trì dùng thêm một thời gian nữa tôi thấy bệnh tình đã thuyên giảm hẳn”. Và cho đến nay cũng đã hơn 5 năm kể từ ngày anh ngưng sử dụng sản phẩm, nhưng chứng bệnh mồ hôi tay chân của anh cũng không hề tái phát trở lại. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ trực tiếp từ anh T trong video TẠI ĐÂY.

Để sớm kiểm soát mồ hôi tay chân nhiều như ý muốn, bạn cũng cần chú ý kết hợp thực hiện lối sống khoa học: Bỏ Thu*c lá, kiêng rượu bia, đồ ăn cay nóng và tăng cường ăn nhiều thực phẩm giúp làm mát cơ thể từ bên trong như rau xanh, trái cây tươi; tránh thức khuya và suy nghĩ căng thẳng kéo dài… Đó cũng chính là kinh nghiệm chữa bệnh ra mồ hôi tay chân được nhiều người đẩy lùi bệnh thành công chia sẻ.

(*) Sản phẩm này không phải là Thu*c và không có tác dụng thay thế Thu*c chữa bệnh

Lê Lương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ra-mo-hoi-tay-chan-nhieu-la-benh-gi-hay-can-trong-voi-7-benh-ly-nay-n155681.html)

Tin cùng nội dung

  • BV Đại học Y Dược TPHCM tổ chức chương trình tư vấn và khám miễn phí với chủ đề “Bệnh lý bàng quang tăng hoạt” vào sáng chủ nhật 2/11.
  • Được gọi là tiểu nhiều (đa niệu) khi thể tích nước tiểu trên 3 lít trong 24 giờ ở người lớn hoặc trên 2 lít/1m2 da ở trẻ em.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh chảy mồ hôi tay từ nhỏ, cho em hỏi cách chữa bệnh. Nếu em mổ hạch giao cảm ở TPHCM thì em mổ ở bệnh viện nào là tốt nhất và phí của nó là bao nhiêu? Em cảm ơn ạ! (Tấn Tiến - Bình Định) Em bị mồ hôi tay chân muốn lên BV Nhân dân Gia Định cắt hạch giao cảm, dùng BHYT thì phải làm như thế nào? Em ở huyện Tân Hồng Đồng Tháp em đăng kí khám chữa bệnh BHYT tuyến huyện. (Hữu Hoàng - Đồng Tháp)
  • Mẫu lệ là tên Thu*c trong y học cổ truyền của vỏ con hàu (con hầu), một loài nhuyễn thể sống ở cửa sông nước lợ hay ở biển. Mùa khai thác hàu từ tháng 10 đến tháng 3, vì lúc này hàu béo. Thịt hàu được dùng làm thực phẩm rất ngon, bổ. Vỏ hàu chứa nhiều muối canxi, dùng làm Thu*c chữa bệnh.
  • Như báo SKĐS đã đăng tải một số trường hợp bệnh nhân bị hôn mê sâu sau khi dùng an cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Để giúp bạn đọc hiểu thêm và dùng đúng về loại Thu*c này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của lương y Vũ Quốc Trung.
  • Hiện trên thị trường đông dược nước ta có một loại Thu*c đang được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này còn không ít khiếm khuyết.
  • Y học cổ truyền xếp chứng bệnh tăng tiết mồ hôi thuộc phạm vi chứng “tự hãn”, “đạo hãn” nghĩa là mồ hôi tự ra ngay cả trong trạng thái bình thường, kể cả khi đang ngủ. Nguyên nhân chủ yếu là do vệ khí không bền, tân dịch bài tiết ra ngoài, trường hợp mồ hôi ra nhiều làm cơ thể ớn lạnh, mỏi mệt.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY