Ngày 21/7, các bác sĩ bệnh viện đa khoa hùng vương cho biết bệnh nhân ngứa nhiều vùng sinh d*c, nhất là về đêm, vùng ngứa lở loét chảy mủ. kết quả xét nghiệm, x-quang phát hiện ổ rận mu nhiều chân bám rất chắc vào lông mu bệnh nhân và vùng sinh d*c tổn thương xung quanh. bác sĩ không đếm nổi số lượng rận, kê thuốc điều trị cho bệnh nhân và hướng dẫn vệ sinh vùng tổn thương mỗi ngày.
Hình ảnh X-quang ổ rận bám trên một sợi lông bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Rận là loại côn trùng nhiều chân, thường ký sinh và bám rất chắc ở da hoặc lỗ chân lông trên cơ thể, đặc biệt ở vùng Sinh d*c. Rận kích thước nhỏ, thường khó phát hiện.
Rận mu thường lây qua con đường quan hệ T*nh d*c, phổ biến ở người lớn. Bệnh truyền nhiễm do tiếp xúc cá nhân hoặc qua các vật dụng như quần áo, khăn trải giường hoặc khăn tắm mà người bị nhiễm bệnh đã sử dụng.
Theo bác sĩ, tỷ lệ nam giới mắc bệnh có xu hướng cao hơn nữ do lông của họ dày, rậm hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để rận sinh sôi, phát triển và lây lan sang người khác. Sau khi ký sinh trên vùng lông mu, rận trưởng thành sẽ bắt đầu quá trình sinh sản, phát triển. Thông thường, trứng rận nở sau khoảng 7-10 ngày và hút máu vật chủ để sinh sống, phát triển.
Bác sĩ khuyến cáo người dân cần thường xuyên vệ sinh, tắm rửa hàng ngày, giữ cho cơ thể sạch sẽ, dùng riêng khăn mặt. Khi có biểu hiện ngứa, da sần mẩn đỏ, cần đến cơ sở y tế để khám, phát hiện và điều trị kịp thời.