Đông y cho rằng: dền cơm có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, ngừng tả.
Rau dền cơm hay còn gọi là rau dền gai (Amaranthus spinosus) mọc hoang dại ở những nơi đất bỏ hoang.
Rau dền cơm hay gai có thân thảo, to, đứng thẳng, phân nhánh cao khoảng 0,4 đến 1m, không lông, nhiều nhánh, có gai ở nách lá (sự hiện diện của gai giúp ta phân biệt dền gai với dền xanh amaranthus viridis). Phiến lá tròn, dài, thon, hình bầu dục đầu nhọn mũi giáo, 4 - 10cm, mặt dưới xanh lợt, cuống có 2 gai dài 3 - 15mm ở nơi gắn vào thân.
rau dền cơm hay gai giàu dược tính nên được sử dụng làm Thu*c; bộ phận sử dụng là rễ, thân và lá. Người ta thu hoạch rễ suốt năm, rửa thật sạch, cắt thành lát mỏng và phơi khô. Lá và thân non được ăn như rau xanh.
Thành phần hóa học ( theo Hooper): nước 52,10% (tươi), chất béo 2,21% (khô), alblumenoids 19,43% (khô), glucid 38.35% (khô), chất xơ thực phẩm 19,82% (khô), tro 20,20% (khô), Azote 3,11% (khô), phosphoric axít 1,13% (khô), silicates 1,90% (khô).
Đông y cho rằng dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, ngừng tả. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, chữa lỵ và làm Thu*c điều kinh. Phần cây trên mặt đất được dùng làm Thu*c chữa bỏng, đắp tiêu viêm mụn nhọt. Lá có tính long đờm và được dùng trị ho và các bệnh về đường hô hấp. Hạt dùng để đắp, băng bó chấn thương... Cụ thể là một số cách trị liệu từ cây dền cơm (dền gai) như: dùng thân và lá để chữa trị làm dịu đau, trấn thống, Thu*c lợi sữa, chất làm lạnh, lợi tiểu diuretic, Thu*c tẩy xổ, bệnh bao tử, bệnh tả, đổ mồ hôi, nôn mửa, bệnh phong cùi. Hạt được sử dụng như là một Thu*c dán để đắp lên chỗ gãy xương. Cây
rau dền gai, giúp tạo nên sự co thắt trong những mô sống, làm giảm những dòng chảy của sự bài tiết và những chất thải của máu, những chất nhày. Đồng thời cũng tác dụng
giảm sốt, và mềm
mịn da, tạo sự ấm nóng và độ ẩm. Được sử dụng bên trong cơ thể trong điều trị nội xuất huyết, tiêu chảy và kinh nguyệt quá nhiều. Rễ dùng chữa trị rối loạn kinh nguyệt, bệnh lậu, chốc lở, đau bụng, long đờm, dịu đau trấn thống và lợi sữa galactogogue, hay viêm sưng phồng lên. Rễ có thể giúp thúc đẩy hoặc làm tăng lưu lượng kinh nguyệt.
Rau dền gai cũng giúp tăng sự sản xuất sữa cho người mẹ trong thời kỳ cho con bú. Hoặc chỉ dùng riêng rau dền gai để chữa trị chứng khó tiêu và ói mửa có thể xảy ra khi ăn những thức ăn lạ, không quen vào cơ thể. Dung dịch nước ép rau dền gai được sử dụng ở Népal để điều trị sốt, rối loạn đường tiểu hay tiểu khó, tiêu chảy và bệnh lỵ.
rau dền cơm (dền gai):
Cây rau dền gai điều trị gai cột sống và thoái hóa cột sống: cây chìa vôi 50g, cây dền gai 30g, lá lốt 30g, cỏ xước 30g, tầm gửi 30g 2 lit nước: đun cỏ xước, tầm gửi, chìa vôi với 2 lit nước đến khi sôi cho dền gai và lá lốt vào, đun thêm 3 - 5 phút bắc ra để nguội uống thay nước hàng ngày. Người bị gai cột sống thời gian bệnh vừa phát triển hay bệnh lâu dài, đã sử dụng bài Thu*c như trên cảm thấy rất hiệu quả.
Trật đả, ứ huyết: dùng cành lá hay toàn cây nấu nước uống, mỗi ngày 10 - 15g uống thay nước trà.
Viêm họng, đau họng: thân, lá cây
rau dền cơm (gai), lượng vừa đủ, thêm một ít muối hạt, 1 - 3 lát gừng tươi. Tất cả nhai nát, nuốt nước dần. Ngày nhai, ngậm 1 - 2 lần đến khi đỡ đau họng.
Mụn nhọt chưa vỡ: rễ
rau dền cơm (gai) rửa sạch, giã nát, đắp lên mụn nhọt, có tác dụng làm nhanh vỡ mủ.
Bỏng nhẹ: thân, lá cây rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên vết bỏng.
Ho có đờm: thân, lá cây rau dền gai 50 - 100g, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, lá bồng bồng 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, lá húng chanh 16g, vỏ rễ dâu tằm 16g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần. Dùng 5 - 7 ngày.
Chữa sỏi thận: rễ
rau dền cơm (sao vàng), kim tiền thảo, mã đề, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, đậu đen (sao thơm) mỗi thứ 12g; vỏ quả bí đao 20g, sắc uống. Uống trong 10 ngày.
Chữa da nổi mẩn ngứa do tiếp xúc với rơm rạ: dền cơm tươi, rau sam tươi, lá hẹ tươi (hoặc lá bạc hà tươi) các vị đều bằng nhau. Giã nát đắp vào chỗ da nổi mẩn, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Chữa kinh nguyệt không đều: rau dền cơm 15g, bạc thau 20g, sắc uống.
Chữa bạch đới, khí hư: rễ rau dền gai 20g, lá bạc hà 16g, phơi khô, thái nhỏ, sắc 400ml nước lấy 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng 7 - 10 ngày.
Bị ong đốt, rết cắn hãy một nắm
rau dền cơm giã nhỏ đắp lên vết cắn đốt.
Bồi bổ cho trẻ nhỏ: món cháo tôm,
rau dền cơm được nhân dân ta coi là một món ăn, bài Thu*c bồi bổ sức khỏe tốt cho trẻ nhỏ vì nó có nhiều chất khoáng và vitamin. Do giàu canxi và các vitamin A, C, rau dền có tác dụng giúp trẻ em tăng trưởng khoẻ mạnh, phát triển chiều cao.
Trị chứng đi lỵ: 50g thân, lá cây dền cơm; 30g rau sam, nấu canh ăn ngày 1 - 2 lần. Hoặc lấy 100g thân, lá cây dền cơm sắc lấy nước uống ngày một thang.
Trị ung nhọt đau nhức chưa vỡ mủ: rễ cây dền cơm rửa sạch, giã nát đắp lên ung nhọt, giúp làm nhanh vỡ mủ, đỡ đau nhức.
Chữa viêm da mủ với lá dền cơm: lấy toàn cây
rau dền cơm rửa sạch, giã nát, đắp lên nơi tổn thương.
Rắn cắn: hạt
rau dền cơm 5g (1 muỗng đầy), phèn chua 0,5g. Cả hai thứ đem giã nát, chia hai phần, một phần để uống, chiêu Thu*c với rượu hoặc nước ấm (rượu dẫn Thu*c nhanh hơn). Phần còn lại đem đắp lên vết cắn. Cần kết hợp với hút nọc rắn tại vết cắn. (Chỉ dùng ban đầu khi chưa kịp đưa tới bệnh viện).