Bài thuốc dân gian hôm nay

Rét đậm: Coi chừng bệnh liệt mặt, méo miệng vì thức đêm

Những người hay thức đêm, làm việc khuya rất dễ bị liệt mặt, méo miệng. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với di chứng nặng nề theo suốt cuộc đời.
Dấu hiệu điển hình của liệt mặt, méo miệng.

Theo vtv, tại bệnh viện châm cứu trung ương, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị liệt mặt những ngày gần đây tăng gấp 2 lần so với thời điểm trước rét…

Mỗi ngày tại khoa khám bệnh, bệnh viện châm cứu tw tiếp nhận 30 - 40 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị liệt mặt, méo miệng. các bác sĩ cho biết, khoảng 80% nguyên nhân gây liệt mặt ngoại biên là do lạnh đột ngột ảnh hưởng tới dây thần kinh số 7.

Pgs.ts nguyễn bá quang, chủ tịch hội đồng đào tạo bệnh viện cho biết: liệt mặt do lạnh dân gian gọi là hàn tà và xảy ra rất nhanh chóng. gần như 95 % người bệnh đến đều nói là "đột nhiên tôi bị thế!".

Một bệnh nhân mới 18 tuổi vừa nhập viện điều trị do đột nhiên bị liệt mặt, méo miệng, mắt nhắm không khít, mất vị giác… sau khi đi ra ngoài dưới thời tiết lạnh. Bệnh nhân cho biết: "Tối hôm trước đó mình có đi chơi về lạnh, sáng hôm sau dậy thấy có biểu hiện bị lệch, mặt mình méo hẳn một bên, một bên không cảm nhận được. Khi đánh răng thì phát hiện ra".

Một bệnh nhân 42 tuổi khác, cũng do công việc thường xuyên phải làm ngoài trời nên những ngày gần đây thời tiết rét đậm, rét hại, anh đột nhiên bị liệt mặt gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. bệnh nhân cho biết chứng bệnh đột ngột gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, ăn uống. đồng thời khi giao tiếp, nói không được như cũ.

Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân tại Khoa Y học cổ truyền, BV Hữu Nghị.

Dấu hiệu dễ nhận biết

Theo Sức khỏe đời sống, TS. BS Hoàng Văn Lý, Trưởng Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Hữu Nghị cho biết, vào mùa lạnh hoặc thời gian giao mùa, những người hay làm việc khuya rất dễ bị tăng nguy cơ liệt mặt, méo miệng. Bệnh có thể phục hồi nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm rất dễ để lại di chứng, nhất là thẩm mỹ.

Bệnh liệt mặt, méo miệng thường xảy ra đột ngột, người bệnh cười nói khó, đánh răng, súc miệng, nước trào ra một bên mép. rõ nét nhất là mặt mất cân xứng: bên liệt trông như mặt nạ, các nếp tự nhiên như nếp nhăn, rãnh mũi má bị mờ hoặc mất, miệng và nhân trung méo về bên lành.

Sự mất cân xứng càng rõ khi bệnh nhân làm một số động tác chủ động như khi cười méo lệch sang bên lành. Đặc biệt, mắt bên liệt nhắm không kín do liệt cơ khép vòng mi và nhãn cầu bị đẩy lên trên để lộ một phần lòng trắng.

Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác ít gặp hơn như cảm giác tê một bên mặt, mất vị giác ở 2/3 trước lưỡi, khô mắt do không tiết nước mắt hoặc tăng tiết nước mắt làm nước mắt chảy giàn giụa, nhất là trong hoặc ngay sau bữa ăn.

Đa số các trường hợp mắc bệnh thường khỏi sau khoảng 1-3 tháng nếu được điều trị đúng. Nếu để lâu sẽ có 1 số biến chứng và di chứng như: Viêm loét giác mạc (do mắt nhắm không khép kín dễ bị gió bụi bẩn bám vào gây nhiễm khuẩn), co giật cơ mặt (do hồi phục thần kinh không hoàn toàn) hoặc co cứng nửa mặt (do dây thần kinh thoái hóa).

Liệt mặt, méo miệng (hay còn gọi là liệt dây thần kinh số vii ngoại biên) là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt do tổn thương dây thần kinh mặt cùng bên gây nên.

Đây là bệnh lý thường gặp, không phân biệt giới tính, độ tuổi. Bệnh tuy không nguy hại đến tính mạng người bệnh nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và thẩm mỹ trên khuôn mặt, tác động đến tâm lý, làm người bệnh mất tự tin trong các hoạt động giao tiếp xã hội, khó khăn trong các hoạt động cộng đồng.

Bệnh liệt dây thần kinh mặt ngoại biên cần phân biệt với liệt mặt do tai biến mạch máu não, đó có thể là dấu hiệu sớm của liệt nửa người.

Nguyên nhân thường gặp nhất là do lạnh (chiếm trên 80%) dẫn tới co thắt mạch nuôi dây thần kinh VII gây ra thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope.

Bệnh thường xảy ra đột ngột sau khi bệnh nhân gặp lạnh, đặc biệt là khi chuyển từ nóng sang lạnh: ban đêm ngủ nằm điều hòa lạnh, có gió lùa, sau khi tắm vào phòng điều hòa lạnh, ngồi trên xe ô tô, xe bus mở điều hòa lạnh, tắm nước lạnh sau khi vận động ra mồ hôi,…

Trước đây, bệnh thường xảy ra vào mùa thu-đông và đông-xuân do thời tiết nhiều gió lạnh và hay thay đổi. Tuy nhiên, hiện nay, do việc sử dụng điều hòa nhiệt độ quá phổ biến, bệnh gặp nhiều hơn vào mùa nóng.

Đối tượng dễ mắc bệnh là những người có thể trạng yếu, ít tập luyện thể dục, những người hay sử dụng rượu bia, đi sớm về khuya. Ngoài ra những người có tiền sử huyết áp cao, xơ vữa động mạch, hay thức khuya cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh.

Theo lý luận của Y học cổ truyền, “chính khí tồn nội, tà bất khả can” tức là khi cơ thể khỏe mạnh thì tà khí, các nguyên nhân gây bệnh không thể xâm phạm. Ngược lại, khi cơ thể suy yếu, sức đề kháng suy giảm hoặc cơ thể không được giữ gìn, bảo vệ cẩn thận thì các yếu tố bên ngoài dễ dàng xâm phạm gây bệnh. Phong hàn (gió lạnh) xâm phạm vào vùng đầu mặt làm khí huyết ứ trệ, kinh lạc bị bế tắc, không duy trì được các hoạt động bình thường của một bên mặt.

Một số nguyên nhân khác thường gặp: Zona thần kinh, viêm tai xương chũm, u dây thần kinh, phẫu thuật, chấn thương, …

Chú ý phòng bệnh

Giữ cho cơ thể khỏe mạnh, khám bệnh định kỳ tại các cơ sở uy tín là cách tốt nhất phòng bệnh liệt mặt và kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh như huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường… ngoài ra vì nguyên nhân chủ yếu là do lạnh nên việc tránh gió, lạnh từ thiên nhiên hay điều hòa, ăn đồ sống lạnh… là rất quan trọng.

Đặc biệt là một bệnh tổn thương thần kinh nên việc điều trị sớm luôn là cách tốt nhất để có hiệu quả cao nhất và đề phòng biến chứng.

Khi bị liệt mặt (liệt dây thần kinh số vii ngoại biên), người bệnh có thể đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. bằng việc kết hợp nhiều phương pháp và điều trị tích cực ngay từ đầu, bệnh nhân liệt mặt ngoại biên sẽ đạt được kết quả điều trị rất tốt. nhiều bệnh nhân nặng, đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn cũng đạt được hiệu quả điều trị nhất định, cải thiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày.

B.Phúc (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/ret-dam-coi-chung-benh-liet-mat-meo-mieng-vi-thuc-dem-547734.html)

Tin cùng nội dung

  • Mặc dù cơn đột quỵ thường xảy ra đột ngột với rất ít triệu chứng nhưng không có nghĩa là hoàn toàn không có dấu hiệu cảnh báo. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn cần quan tâm.
  • Để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ. Nếu bệnh nhân ói mửa, đặt đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng người bệnh.
  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY