Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Rối loạn chức năng tuyến giáp liên quan đến suy tim

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng những người bị suy giáp (tuyến giáp kém hoạt động) có nguy cơ cao bị suy tim nặng, người cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) có thể dễ bị bất thường nhịp tim, thường là nhịp tim nhanh.
Xét nghiệm máu hormon kích thích tuyến giáp (TSH) được sử dụng để kiểm tra những vấn đề về tuyến giáp. TSH khiến cho tuyến giáp tạo ra hai loại hormon triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4). T3 và T4 giúp kiểm soát chuyển hóa của cơ thể và là cần thiết cho sự phát triển bình thường của não bộ, đặc biệt trong những năm đầu đời.

Kết quả nghiên cứu cho thấy ở những bệnh nhân vốn đã bị suy tim, hàm lượng TSH cao hơn, T4 cao hơn và T3 thấp hơn có liên quan với tình trạng suy tim nghiêm trọng hơn, trong khi chỉ hàm lượng T4 cao hơn liên quan tới rung tâm nhĩ.

Tác giả Lakshmi Kannan từ Đại học Pennsylvania ở Philadelphia, Mỹ cho biết: "Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng suy giáp cận lâm sàng, tình trạng chức năng tuyến giáp bị suy giảm nhẹ có liên quan tới tăng khả năng cần hỗ trợ cơ học cho tim bằng các thiết bị, phải ghép tim hoặc Tu vong”. “Chúng tôi cũng phát hiện thấy rằng các xét nghiệm máu thường được thực hiện để đánh giá chức năng tuyến giáp bao gồm hàm lượng TSH và hai hormon tuyến giáp riêng biệt T4 và T3 có liên quan tới độ nặng của suy tim”.

Kết quả được trình bày tại Hội nghị thường niên của Hội Nội tiết ENDO 2017.

Để kiểm tra mối liên quan giữa rối loạn tuyến giáp và nguy cơ gây hại, Kannan và cộng sự đã điều tra 1.382 bệnh nhân bị suy tim từ trung bình tới nặng trước đó. Ở những người tham gia, suy giáp cận lâm sàng với TSH 7.0 mIU/L hoặc cao hơn có liên quan với tỷ lệ sống thêm kém hơn.

BS Thu Vân

(Theo THS)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/roi-loan-chuc-nang-tuyen-giap-lien-quan-den-suy-tim-n130004.html)

Tin cùng nội dung

  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Ung thư tuyến giáp không phải là một loại bệnh ung thư rất thường gặp. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau và mỗi loại có phương pháp điều trị khác nhau. Tiên lượng cho những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nói chung, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY