Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Rối loạn đồng hồ sinh học khiến bệnh tiểu đường nặng thêm

Các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ đã phát hiện ra mối liên hệ giữa rối loạn đồng hồ sinh học trong các tế bào tuyến tụy với bệnh tiểu đường thể 2 và đề xuất cách đồng bộ lại đồng hồ phân tử bị nhiễu cùng với việc lên lịch ăn uống và tập thể dục cá nhân hóa cho từng người để ngăn chặn bệnh.

Theo ajmc.com., các nhà khoa học ở Đại học Geneva (Thụy Sĩ) đã xác định được rằng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường có liên quan nhiều đến tình trạng rối loạn đồng hồ sinh học.

Theo đó, hoạt tính của insulin phụ thuộc vào nhịp điệu của "đồng hồ" bên trong cơ thể. Các rối loạn như thay đổi múi giờ, lịch làm việc không đều và lão hóa có thể ngăn chặn hoạt động chính xác của các tế bào tiết ra insulin và glucagon trong tuyến tụy.

Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận này bằng cách so sánh các tế bào tuyến tụy của người hiến tạng bị tiểu đường thể 2 với các tế bào đối chứng khỏe mạnh. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nếu ở các tế bào tuyến tụy "đồng hồ bên trong" bị vô hiệu hóa thì mô hình tiết insulin bình thường bị trục trặc. Điều đáng chú ý là trước đây, người ta đã nhiều lần chỉ ra rằng sự trục trặc trong nhịp sinh học dẫn đến sự tiết hormone bị gián đoạn. Phân tích cho thấy nồng độ của các phân tử liên quan đến “đồng hồ bên trong cơ thể” dao động với biên độ thấp hơn bình thường. Thêm vào đó, nhịp độ hoạt động của các tế bào khác nhau không đồng bộ với nhau - các tế bào tiết ra hormone một cách tùy tiện, không có sự phối hợp với nhau. Điều này không cho phép kiểm soát hiệu quả nồng độ đường, bởi vì các tế bào tuyến tụy đã mất nhịp bình thường sẽ ngừng nhận biết chính xác các tín hiệu liên quan đến lượng thức ăn.

Nồng độ insulin vẫn thấp khi lẽ ra phải cao và ngược lại. Các nhà nghiên cứu nhận thấy hợp chất có tên nobiletin chứa trong vỏ chanh cho phép đưa "đồng hồ bên trong" cơ thể hoạt động trở lại bình thường. Hợp chất liên kết với một trong những protein điều khiển trực tiếp đồng hồ sinh học, giúp khôi phục biên độ dao động trong hoạt động của tế bào và bình thường hóa việc tiết insulin.

Một trong những tác giả của công trình nghiên cứu, tiến sĩ Charna Dibner, giải thích rằng xã hội của chúng ta trải qua sự phát triển các bệnh chuyển hóa, đi kèm với lịch trình làm việc thay đổi và ăn uống thất thường cộng với thiếu ngủ. Bằng cách đồng bộ lại đồng hồ phân tử bị nhiễu cùng với việc lên lịch ăn uống và tập thể dục cho từng cá nhân... hy vọng rằng cuối cùng có thể cung cấp một giải pháp sáng tạo cho rối loạn trao đổi chất ảnh hưởng đến ngày càng nhiều người – vị tiến sĩ kết luận.

Vũ Trung Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-68/roi-loan-dong-ho-sinh-hoc-khien-benh-tieu-duong-nang-them-131368.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Kh*ng b* sinh học là việc sử dụng vi khuẩn, virus hay vi sinh vật để gây bệnh hoặc lan truyền sự sợ hãi. Kh*ng b* sinh học được sử dụng để tấn công hay đe doạ người dân, chính phủ và các quốc gia. Trong các cuộc tấn công Kh*ng b* bằng vũ khí sinh học, chỉ một số ít người dân bị tổn thương hay chịu ảnh hưởng nhưng rất nhiều người khác lại cảm thấy sợ hãi và thay đổi hành vi của mình vì sự sợ hãi đó.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY