Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ: Chớ chủ quan...

Rối loạn giấc ngủ (RLGN) ở trẻ em có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ, hay quấy khóc, cáu kỉnh.
Nếu để tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, cảm xúc, hành vi sau này khi trưởng thành.

Trẻ ngủ bao nhiêu là đủ giấc?

Tùy theo từng độ tuổi, trẻ có nhu cầu về thời gian ngủ mỗi ngày khác nhau.

Trẻ sơ sinh: Những tuần đầu mới sinh, em bé có thể ngủ từ 18h- 20h/ngày, mỗi giấc có thể kéo dài từ 30 phút đến 3 giờ. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường không tuân theo qui luật, thường ngủ vào ban ngày nhiều hơn ban đêm. Nếu ban ngày bé ngủ gần đủ thời lượng thì khả năng bé thức khuya cao.

Trẻ <6 tháng: Ngủ theo nhu cầu. Độ tuổi này đã bắt đầu hình thành chu kỳ thức-ngủ, giấc ngủ đêm kéo dài khoảng 9,5 đến 11,5 tiếng. Giấc ngủ ngày ngắn hơn khoảng từ 3,5 đến 5,5 tiếng.

Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: Trẻ ngủ theo nhu cầu và nhịp sinh học, giấc ngủ ban ngày từ 3-4 giấc giảm xuống chỉ còn 1-2 giấc. Tổng số thời gian ngủ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 1 tuổi là khoảng 14 giờ/ ngày.

Trẻ từ 18 tháng: Trẻ ít có nhu cầu ngủ ban ngày.

Trẻ từ 2,5 tuổi - 5 tuổi: Trẻ rất ít ngủ ngày vì đây là độ tuổi trẻ thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh và tiếp nhận nhiều kích thích từ môi trường bên ngoài, phần lớn trẻ có thể tự ngủ vào ban đêm.

Nguyên nhân gây RLGN của trẻ

Nguyên nhân S*nh l*: Có 2 dạng giấc ngủ REM - NREM (giấc ngủ NREM chiếm 75% tổng số thời gian ngủ, giấc ngủ REM chiếm 25% tổng số thời gian ngủ), nhưng riêng ở trẻ em giấc ngủ REM chiếm tới 50%, đặc điểm của giấc ngủ này là khi trẻ ngủ các cơ quan trong cơ thể lại tăng hoạt động: Tim đập nhanh hơn, thở nhanh hơn, não tăng chuyển hóa hơn... Chỉ cần 1 cử động nhỏ cũng dễ dàng đánh thức bé và sự thức dậy ngắn cũng làm bé tỉnh ngủ hoàn toàn.

Ngoài ra, trong giai đoạn trẻ đang phát triển nhanh có những thời điểm khiến trẻ dễ bị khó ngủ, quấy khóc như khi trẻ sắp bò, sắp mọc răng, sắp đi, vận động nhiều quá vào ban ngày hoặc ăn ít quá, ăn no quá...

Nguyên nhân bệnh lý: Trẻ có các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, não bộ... cũng là nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ. Những trẻ bị mắc các bệnh lý mạn tính như hen phế quản, COPD, đau chướng bụng, đầy hơi, bị chứng tăng động, kích thần thần kinh, rối loạn tập trung… đều có hậu quả là rối loạn giấc ngủ và có thể khiến cho những tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.

Cho trẻ ngủ sai cách:

• Ngủ quá nhiều vào ban ngày (ngủ quá 5 giờ chiều).

• Giấc ngủ của trẻ phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài quá nhiều: Võng, nôi điện, thậm chí vào bố mẹ, nếu không có những yếu tố trên bé nhất định không ngủ.

• Chỗ ngủ của trẻ cần ấm cúng, ít gió, yên tĩnh. Nếu trẻ ngủ trong môi trường quá ồn ào, quá nhiều ánh sáng hoặc phải thay đổi chỗ ngủ thường xuyên sẽ tạo cảm giác không an toàn, khó ngủ.

Khắc phục RLGN ở trẻ dưới 3 tuổi

Nên làm

• Tập thói quen tốt trước ngủ bằng các hoạt động cá nhân như rửa mặt, rửa tay chân, tắm, massage, thay quần áo thoáng mát cho trẻ... Nên làm hàng ngày, liên tục, lặp đi lặp lại để tạo cho trẻ phản xạ có điều kiện.

• Tạo cảm giác an toàn trước khi ngủ bằng cách cho bé mang theo những vật mà bé yêu thích lên giường như gấu bông, búp bê, gối ôm, vỗ về bé khi cần thiết….

• Duy trì thời gian ngủ và thức hằng định ngay cả trong những ngày nghỉ cuối tuần so với ngày trong tuần.

• Sử dụng thảo dược: Tía tô đất, hoa lạc tiên… nếu được sử dụng đúng cách, với liều lượng phù hợp theo quy định có thể giúp trẻ an dịu thần kinh nhẹ nhàng, an toàn và dễ đi vào giấc ngủ, tránh tình trạng quấy khóc ban đêm.

Không nên làm

• Ăn khi ngủ: Dễ sặc, sâu răng, dễ rối loạn tiêu hóa.

• Lẫn lộn giữa ngày và đêm: Bé sẽ không ngủ suốt đêm nếu như bé không biết phân biệt giữa ngày và đêm, không biết sự khác nhau giữa ánh sáng và bóng tối. Nên giữ phòng bé đầy ánh sáng vào ban ngày và hạn chế ánh sáng lọt vào khi trời tối.

• Vận động quá nhiều, xem tivi, chơi game trước khi ngủ.

• Sử dụng nhiều loại Thu*c trước khi ngủ: Một số loại vitamin, Thu*c bổ kích thích hệ thần kinh khiến trẻ ngủ không sâu giấc và dễ bị thức dậy trong đêm.

DS. Trịnh Thu Hồng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/roi-loan-giac-ngu-o-tre-nho-cho-chu-quan-n134769.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Bạn có đang gặp vấn đề khi lôi con bạn ra khỏi giường để cho con đến trường học (hoặc giờ trưa) đúng giờ không? Những lời khuyên sau đây nhằm giúp giấc ngủ của con bạn tốt hơn.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Hầu hết người trưởng thành cần 7 hoặc 8 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo trong ngày. Điều này cũng đúng cho những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi, chúng ta khó ngủ hơn. Nhiều thứ có thể cản trở việc ngủ tốt hoặc ngủ đủ lâu để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY