Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Rối loạn mỡ máu nguy hiểm khôn lường

BS Phạm Tú Quỳnh, Khoa Tim mạch Tổng quát BV nhân dân 115 tư vấn về rối loạn mỡ máu.


Kính chào BS Quỳnh, chỉ số trigliceride cao 9,32 thì phải uống Thu*c hay chưa ạ?

nghiemthohan, 42 tuổi, Nội Bài, Hà Nội

Chào bạn,

Triglyceride là một loại lipid trong máu. Khi triglyceride máu trên 5 mmol/L, bạn có thể bị viêm tụy cấp. Nồng độ triglyceride càng cao, càng tăng nguy cơ viêm tụy cấp.

Bạn có triglyceride máu cao. Điều này có thể gây nguy hiểm cho bạn. Bạn nên đi khám để được dùng Thu*c điều trị sớm. Để việc điều trị được hiệu quả, bạn cần phối hợp biện pháp không Thu*c (hay còn gọi là thay đổi lối sống) và dùng Thu*c.

Biện pháp không Thu*c (thay đổi lối sống) bao gồm:

- Giảm cân và tăng hoạt động thể lực.

- Giảm lượng mỡ ăn vào.

- Giảm lượng bột đường trong chế độ ăn.

- Giảm rượu. đối với trường hợp của bạn, do tăng triglyceride nhiều bạn nên kiêng rượu.

- Bỏ Thu*c lá.

Về Thu*c hạ lipid máu, trước khi quyết định chọn loại Thu*c thích hợp cho bạn, bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng thận và kiểm tra một số bệnh lý kèm theo hay bệnh lý có thể gây ra rối loạn lipid máu.

Rối loạn mỡ máu có phải uống Thu*c thường xuyên và kiểm tra định kỳ không? Chế độ ăn kiêng ra sao? Nếu phải uống Thu*c thì loại nào, liều lượng, liệu trình như thế nào ạ? Xin chân thành cám ơn bác sĩ.

Mạc Hoàng Hải, 39 tuổi, Hải Phòng

Rối loạn mỡ máu có thể do di truyền hay hậu quả của bệnh lý khác gây ra. Vì vậy rối loạn mỡ máu nên được kiểm tra định kỳ và xem xét có cần điều trị dài hạn hay không.

Để việc điều trị được hiệu quả, bạn cần phối hợp biện pháp không Thu*c (hay còn gọi là thay đổi lối sống) và dùng Thu*c. Biện pháp không Thu*c bao gồm giảm cân, tăng hoạt động thể lực, giảm lượng mỡ ăn vào, giảm lượng bột đường trong chế độ ăn, giảm rượu, bỏ Thu*c lá. Ăn kiêng thật ra chỉ là một phần của thay đổi lối sống.

Về Thu*c hạ lipid máu, trước khi quyết định chọn loại Thu*c thích hợp cho bạn, bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng gan, thận và kiểm tra một số bệnh lý kèm theo hay bệnh lý có thể gây ra rối loạn lipid máu. Tùy theo tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ quyết định liệu trình, loại Thu*c và liều lượng điều trị.

Tôi khám sức khỏe, phát hiện chỉ số mỡ máu cao > 6.2. Tôi có đi điều trị, bác sĩ cho một loại Thu*c duy nhất uống trong 14 ngày và dặn cố gắng uống 2-3 lần như vậy, rồi ngưng sao đó kiểm tra lại chỉ số mỡ máu. Xin bác sĩ cho biết thời gian khoảng bao lâu mới thử lại.

Xuan Khoa, 46 tuổi, Cần Thơ

Chào bạn,

Một bộ xét nghiệm mỡ máu gồm ít nhất 4 thành phần: cholesterol toàn phần, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol và triglyceride. Mỗi loại mỡ máu bất thường có nguyên nhân và cách điều trị khác nhau. Rất tiếc bạn không cho biết chính xác thành phần nào > 6.2.

Nhìn chung, việc kiểm tra mỡ máu nên thực hiện sau 4-12 tuần sau khởi trị Thu*c hạ lipid máu hay khi điều chỉnh liều hay loại Thu*c hạ lipid máu.

Bác sĩ cần biết thêm nhiều thông tin về bộ mỡ máu, các xét nghiệm gan, thận, và một số xét nghiệm khác (tìm bệnh kèm theo hay bệnh lý có thể gây rối loạn mỡ máu) để quyết định điều trị.

Tiền sử gia đình tôi 5 người lần lượt ch*t trẻ do huyết áp, tiểu đường và rối loạn mỡ máu. Xin được BS Quỳnh tư vấn.

Nguyen Tu Hung, 62 tuổi, Quan 8 TPHCM

Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu là các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch có thể dẫn đến Tu vong. Cả ba loại bệnh lý này đều có tính di truyền. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bệnh lý tim mạch di truyền tiềm ẩn có thể gây ch*t trẻ.

Anh nên cùng những người có liên quan huyết thống trực hệ với những người ch*t trẻ kiểm tra thêm về tim mạch để tầm soát các bệnh lý nguy hiểm có thể gây Tu vong.

Em sinh xong bị béo phì, gan nhiễm mỡ độ 3 nhưng các chỉ số mỡ trong máu thấp. Mỡ máu toàn phần là 2,4. Xin bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh.

Nguyễn Thị Hiếu, 31 tuổi, Hải Phòng

Sau khi sinh xong, bạn bị béo phì. Bạn nên áp dụng các biện pháp tập thể dục giảm cân. Việc kiêng ăn tùy thuộc bạn còn cho em bé bú không. Bạn hết béo phì sẽ là biện pháp hữu hiệu nhất để tránh rối loạn mỡ máu.

Tôi uống Thu*c điều trị rối loạn mỡ máu đã nhiều năm, có giảm nhưng không đạt chỉ số an toàn. Bác sĩ tư vấn giúp rối loạn mỡ máu có phải là bệnh mạn tính, uống Thu*c suốt đời như cao huyết áp không. Có phải bệnh do cơ địa từng người sinh ra là chính, có cần bắt buộc đưa tất cả chỉ số mỡ máu về chỉ số an toàn. Cảm ơn bác sĩ nhiều.

Phan Quy Thinh, 63 tuổi, 229/17 Bùi Thị Xuân TB

Bạn thân mến!

Rối loạn mỡ máu có thể do do di truyền hay do hậu quả của bệnh lý khác gây ra.

Nếu bệnh lý gây ra rối loạn lipid như nhược giáp, hội chứng thận hư... được điều trị hết, rối loạn mỡ máu cũng sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, nhiều trường hợp rối loạn mỡ máu là không có căn nguyên, thường được quy kết do bất thường về gen, và như vậy sẽ được xem như tình trạng mạn tính, có thể phải uống Thu*c dài hạn.

Ngày nay, chỉ định điều trị mỡ máu được mở rộng hơn trước do các nghiên cứu cho thấy hiệu quả của một loại Thu*c hạ lipid máu là statin có khả năng giảm các biến cố tim mạch. Khi bệnh nhân có một số bệnh lý như đột quỵ, nhồi máu cơ tim… bác sĩ sẽ cho dùng dài hạn statin.

Lý tưởng nhất là đạt được mục tiêu hạ lipid máu tới ngưỡng điều trị. Tuy nhiên, có các nguyên nhân sau làm không đạt hiệu quả điều trị:

- Bệnh nhân có cùng lúc nhiều bệnh nặng, phối hợp.

- Rối loạn chức năng gan, thận.

- Không dung nạp với statin, hay có bệnh cơ.

- Sử dụng đồng thời Thu*c gây tương tác hay ảnh hưởng đến chuyển hóa statin.

- Tuân thủ điều trị kém: Thu*c, không tích cực thay đổi lối sống.

- Có nguyên nhân rối loạn mỡ máu.

Khi đó, bác sĩ sẽ phải đi tìm nguyên nhân nào không đạt đích điều trị. Một số trường hợp, do không thể tăng liều Thu*c hay không thể phối hợp Thu*c thì sẽ chấp nhận bệnh nhân không đạt đích điều trị. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích của việc đạt đích điều trị và nguy cơ bệnh nhân bị tác dụng phụ của Thu*c để quyết định.

Tôi đi kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm máu thấy chỉ số đo cholesterol cao hơn chỉ số bình thường. Thỉnh thoảng tôi thấy người bị run run, tôi xin hỏi việc này có liên quan đến việc việc xét nghiệm trên không.

Nguyễn Khánh Nam, 41 tuổi, Hà Nội

Cholesterol máu cao hơn bình thường chỉ nói lên rằng anh bị rối loạn mỡ máu. Rối loạn mỡ máu chỉ là một nguy tố nguy cơ cho bệnh lý tim mạch. Anh nên đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân run run. Biểu hiện này mơ hồ cần được xác định chính xác là rối loạn gì. Rối loạn mỡ máu có thể là bệnh lý đi kèm với tình trạng run run của anh.

Xin bác sĩ cho biết rối loạn mỡ máu và mỡ máu cao có khác nhau không? Rối loạn mỡ máu có liên quan đến bệnh gút không? Nấm linh xanh có hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu không? Xin cảm ơn.

Tú Ân, 38 tuổi

Một bộ xét nghiệm mỡ máu gồm ít nhất 4 thành phần: cholesterol toàn phần, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol và triglyceride. Mỗi loại mỡ máu bất thường có nguyên nhân và cách điều trị khác nhau. Trong bộ mỡ này, có 3 thành phần tạm gọi là mỡ xấu là cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và triglyceride.

Gọi mỡ xấu vì khi chúng tăng lên trong máu sẽ gây ra bệnh lý. Còn một thành phần, tạm gọi là mỡ tốt, nghĩa là khi tăng sẽ bảo vệ cơ thể và ngược lại khi giảm sẽ hại đến cơ thể.

Thuật ngữ "rối loạn mỡ máu"  là nói đến có sự rối loạn có thể là mỡ xấu tăng hay mỡ tốt giảm. Còn "mỡ máu cao" ngụ ý nói đến tình trạng mỡ xấu tăng trong máu.

Hiện nay, chua ghi nhận liên quan rối loạn mỡ máu và bệnh gút. Bản chất 2 tình trạng là riêng biệt. Rối loạn mỡ máu là bất thường chuyển hóa mỡ (lipid) còn bệnh gút là bất thường chuyển hóa đạm (protein).

Các loại nấm linh chi là một trong rất nhiều loại thảo dược chưa được nghiên cứu đầy đủ để có thể được cho là Thu*c điều trị đặc hiệu cho rối loạn mỡ máu. Chúng chưa được đưa vào các hướng dẫn điều trị rối loạn mỡ máu trên thế giới.

Cách dùng Thu*c hạ mỡ máu khi chỉ số về mức an toàn. Vũ Thị Thanh Mỵ

Chào bạn,

Điều trị hạ mỡ máu không đơn giản là chỉ dùng Thu*c. Để việc điều trị rối loạn mỡ máu được hiệu quả, bạn cần phối hợp biện pháp không Thu*c (hay còn gọi là thay đổi lối sống ) và dùng Thu*c như đã nói ở trên.

Về Thu*c hạ lipid máu, trước khi quyết định chọn loại Thu*c thích hợp cho bạn, bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng gan, thận, và kiểm tra một số bệnh lý kèm theo hay bệnh lý có thể gây ra rối loạn lipid máu. Tùy theo tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ quyết định liệu trình, loại Thu*c và liều lượng điều trị.

Việc điều trị cần thời gian. Bạn phải uống Thu*c dài ngày. Đến tuần thứ 4 - 12, bạn sẽ được kiểm tra bộ mỡ máu xem đạt kết quả không. Từ đó, bác sĩ mới quyết định bạn dùng tiếp liều cũ, hay tăng, giảm hoặc phải đổi Thu*c khác.

Theo BS Phạm Tú Quỳnh - VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/roi-loan-mo-mau-nguy-hiem-khon-luong-n210796.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY