Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Rối loạn tâm thần ở trẻ em và vị thành niên

(MangYTe) - Căng thẳng học tập, môi trường học đường bất ổn, sự thay đổi tâm lý, dậy thì trong giai đoạn học đường là những yếu tố nguy cơ gây ra rối loạn tâm thần ở trẻ em và vị thành niên.

Sau buổi học, em AT (12 tuổi) về nhà trong trạng thái buồn bã, sau khi gia đình hỏi chuyện thì T. cho biết em bị cô giáo phê bình ở lớp do nói chuyện, làm việc riêng. Tuy nhiên em khẳng định mình không làm điều này, rằng mình bị đổ oan và cáu kỉnh.

Ngoài chuyện ở lớp, t. còn chịu tác động mạnh từ những bất ổn trong gia đình nên t. đã thắt cổ Tu tu. khi gia đình phát hiện sự việc, đưa t. đến bệnh viện nhi trung ương thì đã quá muộn.

Tại khoa sức khỏe vị thành niên, bệnh viện nhi trung ương hiện đang điều trị cho một bệnh nhân 10 tuổi. cô bé không hợp bố mẹ, chỗ dựa tinh thần chính là anh trai. nhưng cách đây hai tháng, anh trai sang nước ngoài học tập khiến em rơi vào trạng thái trầm cảm và từng có ý tưởng tự sát.

Hiện khoa đã làm can thiệp tâm lý cho em được khoảng 10 buổi, gia đình có phản hồi tâm trạng em cải thiện, điểm một số môn tốt hơn.


Bác sĩ Loan khám tâm lý cho một bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Theo ts, bs đỗ minh loan, trưởng khoa sức khỏe vị thành niên, bệnh viện nhi trung ương, rối loạn sức khỏe tâm thần ở trẻ em được coi là sự chậm trễ hoặc gián đoạn trong phát triển tư duy, hành vi, kỹ năng xã hội hoặc điều chỉnh cảm xúc phù hợp với lứa tuổi.

Những vấn đề này khiến trẻ lo lắng và làm gián đoạn khả năng hoạt động tốt của trẻ ở nhà, ở trường hoặc trong các tình huống xã hội khác.

Đặc điểm rối loạn tâm thần học đường thường gặp gồm rối loạn lo âu và rối loạn tăng động giảm chú ý. nhiều gia đình khi đưa các em đến khám đều cho rằng con mình không có vấn đề gì nghiêm trọng, nhưng thực tế khi làm việc với các em nhỏ, các bác sĩ mới nhận ra rất nhiều điều bất ổn như stress, sang chấn tâm lý từ chính môi trường học tập và cuộc sống gia đình của các em. hầu hết các ca đến khám tại khoa đều ở trong tình trạng mắc các rối loạn tâm lý vừa và nặng.

Để  tránh trẻ rơi vào những trường hợp sang chấn tâm lý không đáng có, bác sĩ loan khuyến cáo cha mẹ cần phải đặt mình vào vị trí con, đừng áp đặt tâm lý của người lớn lên trẻ em. “chúng tôi mong muốn được đồng hành cùng các gia đình và nhà trường, bảo đảm các em có sự phát triển hoàn hảo khi trưởng thành” – bs loan nói.

Theo gs.ts lê thanh hải, giám đốc bệnh viện nhi trung ương, trẻ em là đối tượng phát triển tâm S*nh l* chưa hoàn thiện nên dễ gặp những rối loạn tuổi học đường. nếu không phát hiện sớm, can thiệp sớm đúng cách sẽ để lại hậu quả vô cùng to lớn, học hành sút kém, rối loạn hành vi và tâm thần.

Các khu vực đại diện cho khu vực phía bắc như mường khương (lào cai), hà giang, sơn la, lai châu và một số tỉnh đồng bằng bắc bộ và đặc biệt là vùng hà nội đều ghi nhận tình trạng này. điều này đòi hỏi các bác sĩ y khoa phải có kiến thức về tâm lý, tâm thần của trẻ em và đặc biệt là ở lứa tuổi học đường để can thiệp cho các em.

theo tổ chức y tế thế giới, 20% trẻ em và vị thành niên có rối loạn tâm thần, 50% khởi phát ở độ tuổi 14. trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tàn tật ở trẻ vị thành niên. Tu tu là nguyên nhân thứ ba gây Tu vong ở lứa tuổi 15-19.

các phát hiện từ các nghiên cứu dịch tễ học của các quốc gia có thu nhập cao cho thấy tỉ lệ mắc 8-18% đối với các rối loạn tâm thần ở trẻ em ở độ tuổi đi học.

theo nghiên cứu gần đây nhất, tại việt nam, tỉ lệ mắc rối loạn tâm thần dao động từ 8-29% ở trẻ em và vị thành niên. trong đó, adhd chiếm 14,1%; rối loạn cảm xúc là 11,5%; rối loạn ứng xử là 9,2%. 5% trong 10.000 người nghiện có hồ sơ quản lý là trẻ dưới 18 tuổi (50% là trẻ dưới 16 tuổi).

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/roi-loan-tam-than-o-tre-em-va-vi-thanh-nien-951818.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY