Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Rối loạn tiền đình - Hội chứng của nhiều nguyên nhân

Muốn xác định nguyên nhân rối loạn tiền đình, đôi khi các thầy Thu*c chuyên khoa phải chụp X-quang, CT Scanner hoặc cộng hưởng từ (MRI) cho bệnh nhân.
Rối loạn tiền đình (RLTĐ) là một hội chứng của nhiều nguyên nhân gây nên chứ không phải là một bệnh. Không ít bệnh nhân nhận được một toa Thu*c với chẩn đoán rối loạn tiền đình khi đi khám bệnh vì chóng mặt. Mặc dù khi chẩn đoán RLTĐ tự nó không nói lên được nơi tổn thương và nguyên nhân gây ra. Nó có thể do tổn thương hệ thần kinh, tai, tim mạch, mắt, tâm thần và một số do Thu*c.

Muốn xác định nguyên nhân RLTĐ người bệnh nên đi khám chuyên khoa tai, mũi, họng, thần kinh. Đôi khi các thầy Thu*c chuyên khoa phải làm các xét nghiệm hình ảnh học như chụp X-quang, CT Scanner hoặc phải sử dụng đến cộng hưởng từ (MRI).

Biểu hiện chóng mặt mà bệnh nhân than phiền thường được xếp vào những nhóm sau:

- Chóng mặt (Veltigo): Ảo giác (không có thật) về sự di chuyển của môi trường xung quanh hoặc bản thân, thường là cảm giác xoay tròn hoặc bập bềnh. Các triệu chứng kèm theo như buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi, mất cân bằng, và nhìn mờ.. Tổn thương ở con đường thần kinh ngoại biên hoặc trung ương của hệ thống tiền đình.

- Ngất (Syncope presyncope): Cảm giác đe dọa mất ý thức hoặc ngất kèm theo đổ mồ hôi, buồn nôn, nhìn mờ hai mắt thoáng qua. Xảy ra do tưới máu não giảm, gặp trong tụt huyết áp, phản xạ thực vật, rối loạn chức năng tim.

- Mất thăng bằng: Cảm giác không cân bằng, không vững hoặc như say rượu. Xảy ra khi có sự mất đồng bộ các thông tin đi vào từ các cơ quan cảm giác phụ trách định hướng không gian như: tiền đình, tiểu não, cảm giác sâu, mắt, ngoại tháp.

- Chóng mặt không xác định rõ: Cảm giác đầu lâng lâng, nặng hoặc sợ ngã khác với các cảm giác mô tả ở ba phần trên. Ở các người bệnh có các rối loạn cảm xúc khác như: hội chứng tăng thông khí, lo âu, trầm cảm.

Một điều rất quan trọng cần lưu ý là tất cả các dạng chóng mặt đều có thể đẩy người bệnh vào trạng thái lo âu và ngược lại lo âu tự nó cũng gây ra chóng mặt nguyên nhân tâm lý.

Về phương diện thần kinh, chóng mặt gồm bốn nhóm nguyên nhân:

1. Chóng mặt nguyên nhân từ tai;

2. Chóng mặt do rối loạn thần kinh trung ương: tai biến mạch máu não (chiếm l/3), migraine cột sống thân nền (chiếm 15%), những nguyên nhân khác như: động kinh, xơ cứng rải rác...;

3. Chóng mặt do nguyên nhân tâm lý: trạng thái lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ;

4. Chóng mặt không rõ nguyên nhân: được chẩn đoán khi không có bất thường khách quan - thường gặp trong chóng mặt sau chấn thương đầu, hội chứng tăng thông khí, mất cân bằng ở người già.

Tóm lại, để chẩn đoán đúng cái gọi là RLTĐ, cần thiết nhất là phải phân biệt cho được than phiền của bệnh nhân thuộc nhóm nào, thăm khám kỹ các nguyên nhân để tránh bỏ sót các bệnh nguy hiểm. Đặc biệt người bệnh nên đi khám theo các chuyên khoa liên quan.

Theo BS Phạm Văn Ý - Người lao động
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/roi-loan-tien-dinh-hoi-chung-cua-nhieu-nguyen-nhan-n174909.html)

Tin cùng nội dung

  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Vô sinh là một vấn đề khá phổ biến. Cứ khoảng 5 cặp vợ chồng thì có một cặp vô sinh mà vấn đề chủ yếu nằm ở người chồng.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY