Các bác sĩ bệnh viện sản nhi tỉnh phú thọ, cho biết bé chào đời không phát hiện bất thường, cân nặng 2,1 kg. lúc 23 ngày tuổi, bé khò khè, khi nhập viện khó thở nhiều, rút lõm toàn bộ cơ hô hấp, môi tím, chỉ số spo2 đo còn 82%. các bác sĩ khoa sơ sinh cấp cứu đặt ống nội khí quản, cho bé thở máy, chụp x-quang cho thấy có hình ảnh thoát vị hoành trái. đây là dị tật bẩm sinh xảy ra ở trẻ nhỏ do quá trình hình thành cơ hoành không được hoàn thiện, tạo thành khe hở, khiến lồng ngực và ổ bụng không được ngăn cách hoàn toàn. khi đó các tạng trong ổ bụng như dạ dày, ruột, lách, gan có thể đi lên lồng ngực qua khe hở của cơ hoành, gây thoát vị hoành.
Các tạng thoát vị của bệnh nhi chiếm toàn bộ khoang màng phổi, không còn nhìn thấy hình ảnh nhu mô phổi trái, tim và trung thất bị đẩy lệch sang phải chèn ép một phần nhu mô phổi phải. xét nghiệm virus hợp bào hô hấp (rsv) kết quả dương tính, bé được chẩn đoán thoát vị hoành trái nghẹt, suy hô hấp viêm phổi nặng, bác sĩ chỉ định phẫu thuật.
Bác sĩ Nguyễn Đức Lân (Trưởng khoa Ngoại Nhi tổng hợp) nhận định đây là trường hợp rất nguy hiểm. Kíp mổ ghi nhận toàn bộ ruột non, manh tràng, đại tràng phải và một phần đại tràng ngang thoát vị lên khoang màng phổi trái qua lỗ thoát vị dài 3,5 cm, rộng 1,2 cm. Quá trình phẫu thuật đưa ruột bệnh nhi trở lại ổ bụng tương đối khó khăn do các quai ruột bị nghẹt, phù nề, giảm tưới máu, nguy cơ biến chứng xoắn ruột. May mắn sau khoảng 1 giờ 30 phút, ca phẫu thuật thành công.
Bệnh nhi được chăm sóc tại bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
6 giờ sau phẫu thuật, hình ảnh chụp X-quang cho thấy toàn bộ khối thoát vị đã nằm trong ổ bụng, tuy nhiên, trẻ lại bị tràn dịch, tràn khí màng phổi, viêm phổi nặng hai bên, thở máy cao tần (HFO).
Bác sĩ nguyễn đức hậu (trưởng khoa nhi sơ sinh) cho biết bệnh nhi bị thoát vị hoành kèm viêm phổi nặng nên chiến lược thở máy gặp rất nhiều khó khăn. áp lực thở máy không được quá lớn để tránh gây tổn thương cơ hoành, tăng áp lực ổ bụng gây giảm tưới máu các quai ruột vừa được đưa xuống ổ bụng, nhưng cũng không được quá thấp để tránh làm tổn thương phổi. đồng thời, sau phẫu thuật, trẻ viêm phổi nặng, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, tăng tiết đờm dãi nên việc chăm sóc vật lý trị liệu như vỗ rung ép đờm gặp thách thức.
Sau hai ngày điều trị tích cực, tình trạng tràn dịch, tràn khí màng phổi đã hết nhưng bé vẫn viêm phổi nặng. Sang ngày điều trị thứ 5, trẻ được rút ống nội khí quản, thở oxy hỗ trợ, tình trạng viêm phổi giảm đáng kể.
Theo bác sĩ Lân, trường hợp thoát vị hoành, nếu không được phẫu thuật kịp thời, các tạng thoát vị sẽ chèn ép vào phổi ảnh hưởng đến huyết động và thông khí ở phổi dẫn đến suy hô hấp. Ngoài ra, khi các tạng nằm trên khoang màng phổi có nguy cơ bị nghẹt, gây tắc ruột, thậm chí có thể hoại tử gây nhiễm trùng nhiễm độc, ảnh hưởng tính mạng.