Nội Thận - Tiết niệu hôm nay

Chuyên khám, điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu (gồm thận - niệu quản - bàng quang - niệu đạo), và các bệnh lý về tuyến tiền liệt ở nam giới theo phương pháp nội khoa. Các bệnh lý phổ biến thuộc khoa Nội Thận - Tiết niệu như: tiểu không tự chủ, ung thư thận, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt,...

Sa bàng quang là bệnh gì? Nguyên nhân cách điều trị

Sa bàng quang là sự tụt xuống của bàng quang ở thành trước *m đ*o. Nguyên nhân gây bệnh là do cấu trúc cân cơ và dây chằng nâng đỡ ở sàn chậu suy yếu

sa bàng quang ở mức độ nhẹ nếu không gây đau nhức hoặc khó chịu, bệnh nhân không cần điều trị. bệnh sẽ thuyên giảm khi người bệnh ngưng mọi hoạt động và dành thời gian nghỉ ngơi. tuy nhiên, trong trường bệnh xuất hiện kèm theo triệu chứng đau nhức, khó tiểu hoặc tiểu ít,… bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Sa bàng quang là bệnh gì?

Sa bàng quang hay còn gọi là bàng quang tăng sinh là hiện tượng suy yếu hoặc tổn thương hệ thống mô liên kết thành trước của *m đ*o, làm cho bàng quang phình ra và sa ra ngoài *m đ*o. tình trạng này thường gặp chủ yếu ở phụ nữ mang thai hoặc sau sinh.

Mức độ sa bàng quang

Theo các chuyên gia phụ khoa cho biết, bàng quang tăng sinh có hai mức độ chính sau:

    Sa bàng quang ở mức độ nhẹ: Là tình trạng y tế trong đó bàng quang phình ra nhưng chưa sa qua mép màng trinh. Hiện tượng này chỉ được phát hiện và chẩn đoán khi bệnh nhân tiến hành thăm khám *m đ*o. Tuy nhiên, khi bệnh mới khởi phát, bệnh nhân thường có cảm giác nặng ở vùng *m đ*o. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải vấn đề rối loạn đường tiểu với các triệu chứng như thường xuyên đi tiểu, tiểu nhiều lần hoặc không kiểm soát được lượng nước tiểu.
  • Sa bàng quang ở mức độ nặng: Lúc này bàng quanh ở phụ nữ phình to và sa ra ngoài *m đ*o, gây cản trở quá trình đi lại. Không những thế, bệnh còn gây xuất tiết và chảy máu bất thường ở bệnh nhân. Đặc biệt nghiêm trọng khi bệnh gây khó tiểu, dòng tiểu yếu hoặc tiểu không hết. Ngoài ra, ở một số trường hợp bàng quang tăng sinh ở mức độ nặng có thể gây són tiểu.

Sa bàng quang và tăng sinh niệu đạo thường diễn ra cùng nhau, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. vì vậy, bệnh nhân cần điều trị sớm.

Nguyên nhân gây sa bàng quang

Tăng sinh bàng quang ở phụ nữ chủ yếu do các nguyên nhân sau:

    Độ tuổi mãn kinh: Phụ nữ khi bước vào độ tuổi mãn kinh thường gặp phải tình trạng y tế sa bàng quang. Nguyên nhân chủ yếu là do nồng độ nội tiết tố bị suy giảm, mất dần chức năng đàn hồi và săn chắc của các cơ *m đ*o. Khi đó, cơ ở cơ quan này mỏng và suy yếu dần, không thẻ nâng đỡ bàng quang khiến chúng sa ra ngoài.
  • Khuân vác vật nặng hoặc stress, căng thẳng quá mức: Theo các chuyên gia, nguy cơ mắc bệnh tăng sinh bàng quang thường tập trung ở phụ nữ thường xuyên khuân vác vật nặng hay bị căng thẳng trong thời gian dài. Nguyên nhân chủ yếu là do nhóm cơ sàn chậu bị tác động, suy yếu dần theo thời gian gây nên.
  • Mang thai hoặc sinh con: Trong quá trình mang thai, vùng cơ chậu bị kéo căng trong thời gian dài dẫn đến tình trạng mất dần chức năng cố định bàng quang. Đây chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sa bàng quang ở phụ nữ. Không chỉ mang thai, sinh nở (sinh thường hoặc sinh mổ) cũng góp phần thúc đẩy bệnh hình thành.
  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể vượt mức quy định có thể làm tăng áp lực lên nhóm cơ sàn chậu, gây tăng sinh bàng quang.
  • Nguyên nhân khác: Bệnh xảy ra có thể là do bệnh táo bón, di truyền, ho mãn tính hoặc cắt tử cung gây nên. Cơ chế gây bệnh chủ yếu là do cơ và mô liên kết giữa *m đ*o và bàng quang suy yếu.

Triệu chứng sa bàng quang

Tăng sinh bàng quang có thể không gây bất kỳ triệu chứng nào. tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân khi mắc bệnh thường gặp phải các biểu hiện sau:

    Đau nhức hoặc khó chịu ở vùng chậu: Ngoài cảm giác như có vật gì sa ra ngoài *m đ*o, bệnh nhân còn cảm thấy đau nhức và tức ở vùng *m đ*o, vùng chậu và bụng dưới. Thông thường, triệu chứng đau thường tăng khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc thực hiện hoạt ráng sức hay tạo áp lực lên vùng sàn chậu.
  • Rối loạn đường tiểu: Theo các chuyên gia, rối loạn đường tiểu do sa bàng quang gây nên thường gặp phổ biến ở phụ nữ mới sinh con. Ngoài triệu chứng tiểu đau, khó tiểu, bí tiểu hoặc tiểu rắt, bệnh nhân còn gặp phải tình trạng tiểu không tự chủ như chảy nước tiểu khi hắt hơi, ho hoặc cười lớn. Trong trường hợp gặp phải các biểu hiện này, bệnh nhân cần điều trị ngay lập tức. Bởi đây có thể là triệu chứng bệnh chuyển nặng, rất dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bàng quang.
  • Đau tức ở thắt lưng: Đau nhức ở vùng thắt lưng đôi khi không gây nghiêm trọng nhưng đây cũng có là triệu chứng cảnh báo của bệnh sa bàng quang.
  • Đau khi quan hệ T*nh d*c: Tăng sinh bàng quang là hiện tượng bàng quang bị lệch khỏi vị trí ban đầu và rơi vào ngã *m đ*o. Vì vậy, trong quá trình giao hợp, người bệnh thường cảm thấy đau nhức và khó chịu. Lúc này, bệnh nhân cần thăm khám phụ khoa hoặc khám tổng quát.
  • Xuất hiện bướu trong *m đ*o: Khi mắc bệnh tăng sinh bàng quang ở mức độ nặng, bệnh nhân thường có cảm giác như đang ngồi trên một quả trứng hoặc quả bóng. Triệu chứng này sẽ biến mất khi người bệnh nằm nghỉ hoặc đứng.

Sa bàng quang có nguy hiểm không?

Theo tài liệu thống kê của hội sàn chậu học tphcm cho biết, có khoảng 40% phụ nữ trên 50 tuổi mắc bệnh sa bàng quang với triệu chứng rối loạn đường tiểu, đau vùng thắt lưng hoặc đau nhức ở âm hộ,… bệnh khi mới khởi phát thường khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và chán nản. không những thế, triệu chứng đau nhức do bệnh gây nên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của bệnh nhân. về lâu dài, nếu bệnh không được kiểm soát tốt có thể gây rối loạn T*nh d*c khiến chị em lãnh cảm dẫn đến đổ vỡ hạnh phúc gia đình.

Chưa kể đến, tăng sinh bàng quang có thể gây ứ đọng nước tiểu, gây nhiễm trùng đường tiết niệu và làm giảm chức năng hoạt động của thận. nếu vấn đề sức khỏe này không được phát hiện và chữa trị đúng sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng S*nh l*, làm giảm khả năng thụ thai. nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây biến chứng đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

Chẩn đoán bệnh sa bàng quang

Chẩn đoán tăng sinh bàng quang dựa vào triệu chứng lâm sàng và một vài xét nghiệm bổ sung sau:

    Chụp X – quang ở bàng quang – niệu đạo

Điều trị bệnh sa bàng quang

Dựa vào mức độ sa bàng quang ở *m đ*o, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp chữa trị thích hợp. Cụ thể:

Điều trị nội khoa

Trong trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, chưa có gây biến chứng hay ảnh hưởng đến chất lượng sống, bệnh nhân cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để cải thiện bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kiểm soát triệu chứng bệnh bằng cách sử dụng nội tiết estrogen tại chỗ dưới dạng kem bôi hoặc viên đặt *m đ*o.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể khắc phục bệnh tại nhà bằng các bài tập vật lý trị liệu phục hồi sàn chậu. Bệnh nhân có thể tự tập hoặc tập với máy tập sàn chậu. Mặt khác, người bệnh cũng có thể kích thích điện cơ sàn chậu để kiểm soát triệu chứng đau ở bộ phận này.

Mặt khác, để điều trị và ngăn ngừa tăng sinh bàng quang ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể dùng vòng nâng bàng quang. đây là một trong những biện pháp điều trị không cần can thiệp phẫu thuật. vòng nâng bàng quang có dạng hình tròn, được làm bằng chất dẻo với nhiều kích thước khác nhau. tùy thuộc vào kích thước *m đ*o ở mỗi người mà bác sĩ sẽ sử dụng vòng đặt phù hợp. ở một số trường hợp đặt vòng nâng bàng quang nhưng vẫn còn rò rỉ nước tiểu, nhân viên y tế sẽ chỉ định phẫu thuật.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật sa bàng quang là một trong những lựa chọn cần thiết để phục hồi chức năng S*nh l* và cấu trúc của sàn chậu. biện pháp điều trị này thường được chỉ định khi bệnh chuyển nặng và gây biến chứng. tùy thuộc vào mức độ sa, chức năng S*nh l* của sàn chậu, tuổi tác, tình trạng kinh tế và điều kiện trang thiết bị,… bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Cụ thể, để phục hồi và tăng cường chức năng của các mô liên kết bên trong *m đ*o, đồng thời cải thiện triệu chứng rối loạn ở sàn chậu, bác sĩ thường chỉ định các phẫu thuật sau:

    Ngã bụng: Có thể ngã bụng đơn thuần hoặc ngã bụng kết hợp ngã *m đ*o

Trong trường hợp sa bàng quang kèm biến chứng nhưng không cho phép phẫu thuật kéo dài hay gây mê toàn thân, nhân viên y tế sẽ đề nghị đặt mảnh ghép tổng hợp ở thành trước *m đ*o, giúp nâng bàng quang. tuy nhiên, biện pháp này chống chỉ định áp dụng ở những đối tượng sau:

    Người nghiện Thu*c lá nặng

Lưu ý: Sau khi phẫu thuật niêm mạc *m đ*o chưa phục hồi hoàn toàn. Vì vậy, bệnh nhân cần kiêng quan hệ ít nhất từ 6 – 8 tuần hoặc lâu hơn. Đồng thời tái khám định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ để họ giúp quyết định thời gian có thể quan hệ lại sau mổ.

Sa bàng quang nếu không điều trị đúng cách không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. vì vậy, khi gặp phải triệu chứng bệnh, người bệnh cần thăm khảo và điều trị theo phương pháp hướng dẫn của bác sĩ.

→ Có thể bạn quan tâm:

    Ung thư bàng quang sống được bao lâu? Người bệnh nên làm gì?
  • Viêm bàng quang ở nữ giới có dấu hiệu như thế nào? Cách điều trị

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/sa-bang-quang)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY