Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sản phụ Tu vong ở BV Trung ương Huế đột quỵ do tai biến mạch máu não sau mổ

SKĐS Sáng 13/10/2015, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế đã có phản hồi chính thức về ca Tu vong của sản phụ Nguyễn Thị Thu Hà hôm 12/10/2015 vừa qua.
PGS – TS Nguyễn Duy Thăng Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế thông tin cho báo SK&ĐS biết về trường hợp Tu vong của sản phụ Nguyễn Thị Thu Hà (27 tuổi, trú tại 51/73 Đặng Văn Ngữ, TP.Huế, Thừa Thiên- Huế) nguyên nhân là đột quỵ do tai biến mạch máu não sau mổ lấy thai ngày thứ 5, trên bệnh nhân tiền sản giật, kèm theo hội chứng HELLP nặng và sán lá gan.

Sản phụ Hà nhập viện vào ngày 5/10/2015 tại khoa Phụ - Sản Bệnh viện Trung ương Huế được chẩn đoán thai con so 37 tuần, tiền sản giật nặng, hội chứng HELLP nặng ( viết tắt của cụm từ Syndrome of Hemolysis, Elevated Liver enzymes and Low Platelets) có thương tổn sán lá gan kèm theo. Hội chứng HELLP là một hội chứng đặc trưng bới các triệu chứng tan huyết tăng men gan và giảm tiểu cầu, cho đến nay dù đã được nghiên cứu kỹ cùng với tiến bộ của y học nhưng tỷ lệ Tu vong cao đến 25%.

Do vậy, bệnh nhân đã được điều trị tích cực, được truyền 4 đơn vị hồng cầu khối và 2 đơn vị tiểu cầu. Đến ngày 7/10/2015, bệnh nhân được hội chẩn và chỉ định mổ lấy thai, lấy ra được 1 bé gái sống nặng 3.000g. Sau mổ bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt tại phòng hồi sức được truyền 1 đơn vị hồng cầu khối và 150ml plasma tươi. Diễn biến những ngày sau mổ có chiều hướng tích cực và dự kiến chuyển về phòng hậu sản của khoa Phụ - Sản để tiếp tục theo dõi và điều trị. Tuy nhiên, đến 4h ngày 12/10/2015, sau khi đại tiện bệnh nhân có biểu hiện mờ mắt, nhức đầu, người nhà bệnh nhân có gọi điều dưỡng trực xem bệnh, ghi nhận bệnh nhân tỉnh táo và đo huyết áp lúc 4h30 là 158/90 mmHg đồng thời báo cáo bác sĩ trực cho y lệnh điều trị: thở oxy, Thu*c hạ huyết áp . Đến 5h10 ngày 12/10, bệnh nhân lên cơn co giật, lơ mơ, huyết áp 180/100 mmHg. Kíp trực gồm các bác sĩ trực và điều dưỡng đã tập trung mọi phương tiện hồi sức tuần hoàn hô hấp nhưng không hiệu quả, bệnh nhân Tu vong lúc 6h30 ngày 12/10/2015.

Ngay sau khi bệnh nhân Tu vong, ban giám đốc bệnh viện đã có mặt tại khoa gây mê hồi sức gặp gia đình bệnh nhân và họp để làm rõ nguyên nhân Tu vong và nhận định: Đây là trường hợp bệnh nặng, hiếm gặp, nguy cơ Tu vong cao, đã được điều trị can thiệp phẫu thuật đúng phác đồ điều trị, cứu sống mẹ và con trong giai đoạn phẫu thuật. Trong giai đoạn sau mổ, mặc dù bệnh diễn biến có chiều hướng tạm ổn định và khoa gây mê hồi sức cũng thận trọng giữ bệnh nhân tại khoa lâu hơn các bệnh nhân mổ đẻ khác để theo dõi nhưng cơn đột quỵ do tai biến mạch máu não xảy ra đột ngột, tối cấp vượt khả năng điều trị dẫn đến Tu vong.

“Việc phát ngôn của điều dưỡng trực khi giải thích tình hình bệnh nhân cho người nhà là không đúng thẩm quyền, không chính xác, gây bức xúc cho gia đình và có liên quan đến trách nhiệm bác sĩ trực do vậy giám đốc bệnh viện đã có quyết định tạm đình chỉ công tác của 2 nhân viên trong kíp trực gồm 1 bác sĩ và 1 điều dưỡng để kiểm điểm làm rõ trách nhiệm. Hiện tại, cháu bé đang được phòng sơ sinh thuộc Khoa Phụ - Sản chăm sóc tận tình và chu đáo, sức khoẻ ổn định”, PGS – TS Nguyễn Duy Thăng nói.

Lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cũng gửi lời chia buồn tới gia đình bệnh nhân.

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-san-phu-tu-vong-o-bv-trung-uong-hue-dot-quy-do-tai-bien-mach-mau-nao-sau-mo-19159.html)

Tin cùng nội dung

  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Viêm mạch là tình trạng viêm của các mạch máu. Viêm mạch gây ra các thay đổi trên thành mạch máu, bao gồm dày lên, suy yếu, chít hẹp và sẹo hóa.
  • Chụp mạch máu não là một kỹ thuật hình ảnh nhằm khảo sát các mạch máu trong não. Một máy quét được sử dụng để chụp hình ảnh các mạch máu, sau đó tái tạo hình ảnh ba chiều (3-D) bằng cách sử dụng phần mềm chuyên dụng trên máy tính. Các hình ba chiều giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh (radiologist) xem chính xác hơn cấu trúc của mạch máu trong các bệnh như: phình động mạch, hẹp mạch trong sọ hoặc ngoài sọ, và đột quỵ…
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY