Phụ huynh chăm sóc trẻ nhỏ có thể tìm hiểu cụ thể về tình trạng sâu răng ở trẻ em qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
1. Sâu răng ở trẻ em là gì?Có thể hiểu đơn giản rằng sâu răng được biết đến là một tình trạng răng bị tổn thương do vi khuẩn trong khoang miệng sản sinh axit và làm tấn công men răng, từ đó sẽ hình thành các lỗ sâu trên răng gây ra tình trạng đau, bị nhiễm trùng cũng như mất răng ở trẻ.
2. Dấu hiệu sâu răng ở trẻĐể phát hiện tình trạng sâu răng ở trẻ em, phụ huynh cần chú ý quan sát trẻ. Trong giai đoạn đầu, thông thường trẻ bị sâu răng không xuất hiện các dấu hiệu. Đặc biệt bạn chỉ có thể phát hiện ra con bị sâu răng sau khi đã kiểm tra, quan sát kỹ răng của trẻ với một vài dấu hiệu như:
- Răng trẻ xuất hiện các lỗ nhỏ.
- Màu sắc răng thay đổi, bị đen răng.
- Có thể bị sưng nướu hoặc đau răng.
Một vài dấu hiệu khác cho thấy trẻ bị sâu răng gồm:
- Trẻ bị khó chịu hoặc đau răng khi thực hiện nhai hay cắn thức ăn.
- Trường hợp trẻ sâu răng có thể bị nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với các loại thức ăn nóng hoặc thức ăn lạnh.
- Khi bé bị đau răng mà không có lý do.
- Đối với tình trạng hơi thở trẻ có mùi.
Ảnh minh họa.
Ngay khi phát hiện các tình trạng sâu răng, phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời thăm khám và điều trị.
3. Các trường hợp trẻ bị sâu răngThực tế sẽ có một số trường hợp trẻ bị sâu răng cụ thể như:
3.1. Trẻ bị sâu răng sữaKhông thể phủ nhận rằng tình trạng trẻ bị sâu răng sữa hiện nay đang rất phổ biến. các thống kê cho thấy rằng có tới 23% trẻ em mỹ bị sâu răng sữa. trong khi đó con số này ở anh là 28% và trung quốc thậm chí có tỷ lệ trẻ sâu răng lên tới 57%.
Có thể thấy, cấu tạo của răng sữa trẻ có men răng và ngà răng mỏng, điều này cho biết rằng răng sữa của trẻ yếu hơn so với răng của người lớn rất nhiều. Đây cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ tấn công và hình thành sâu răng sữa ở trẻ.
3.2. Trẻ bị sâu răng hàmTương tự như người lớn, răng hàm là răng cứng nhất và nằm sâu bên trong khoang miệng. Tuy nhiên, vì vị trí nằm sâu trong khoang miệng nên quá trình vệ sinh cũng như kiểm tra răng hàm không được kỹ càng sẽ xảy ra.
Hơn nữa do chiếc răng hàm nằm rất sâu nên quá trình kiểm tra răng sâu khó phát hiện hơn. Để kiểm tra chính xác cần sử dụng đến các dụng cụ nha khoa chuyên dụng và có tác dụng xem xét thì mới có thể phát hiện được trẻ có bị sâu răng hay không.
Nhiều phụ huynh chủ quan cho rằng răng hàm của trẻ chỉ là răng sữa và sẽ thay đổi sau này bằng răng vĩnh viễn nên không chăm sóc răng cho trẻ kỹ. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm tai hại. Bởi vì thực tế thì răng sữa sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng trưởng thành.
Không chỉ vậy, răng hàm số 6 là răng được thay sớm nhất ngay khi trẻ được 6 tuổi. Do đó, nếu như không chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ tốt rất có khả năng cao rằng răng vĩnh viễn của trẻ sẽ bị sâu. Đặc biệt các trường hợp trẻ bị mất răng hàm sớm khiến các răng bên cạnh chạy vào chỗ trống răng hàm bị mất còn có thể gây tình trạng lệch lạc cấu trúc răng cũng như làm ảnh hưởng đến khuôn mặt.
3.3. Trẻ bị sâu răng sưng lợiTình trạng lợi của trẻ bị sưng có thể xảy ra do viêm nhiễm. Viêm lợi chỉ rằng tình trạng nhiễm trùng phần mô mềm và không gây ảnh hưởng đến xương hay dây chằng trong ổ răng. Tuy nhiên một số triệu chứng có thể gặp phải là lợi chuyển màu đỏ ửng, bề mặt nướu trơn và dễ bị chảy máu. Các trường hợp khác trẻ còn có thể bị sốt và mệt mỏi kèm theo.
Trong một vài trường hợp nghiêm trọng tình trạng sưng lợi ở trẻ có thể khiến vết sưng bị đau, buốt, nhức và khiến trẻ bỏ bữa. Kèm theo có thể xuất hiện mùi hôi trong khoang miệng và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể của trẻ.
3.4. Sâu răng vào tủy ở trẻ emTình trạng trẻ bị sâu răng vào tủy gây viêm tuỷrăng có thể khiến trẻ bị ê buốt khi ăn đồ lạnh hoặc đồ chua.
Đối với tình trạng sâu răng này nếu không kịp thời trám thì lỗ sâu sẽ dần lan đến tủy răng. Hiện tượng gây ra đau nhức dữ dội, khó ăn uống ở trẻ. Đặc biệt nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời có thể khiến răng ch*t tủy và gây nhiễm trùng đi vào xương gây viêm xương hàm.
4. Nguyên nhân sâu răng ở trẻTrẻ bị sâu răng do các mảnh vụn thức ăn bị mắc kẹt lại và nằm trong kẽ răng nếu không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Lúc này vi khuẩn cư trú trong khoang miệng sẽ lên men carbohydrate có trong các mảnh vụn thức ăn sau đó tạo ra axit. Khi axit tấn công sẽ gây tổn thương cho men răng và tình trạng này gây ra hiện tượng sâu răng.
Ngoài ra các loại vi khuẩn này còn tạo mảng bám chứa nhiều axit và gây mòn men răng khiến cho răng bị tổn thương, đồng thời còn hình thành lỗ sâu.
Có thể điểm danh một số nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em gồm:
- Thói quen ăn uống:
Nguyên nhân gây sâu răng hàng đầu ở trẻ em chính là do thói quen ăn uống. trong khi đó hàm lượng đường cao sẽ khiến răng trẻ bị ảnh hưởng.
Một số thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ bị sâu răng ở trẻ gồm: đồ ăn ngọt, kem, socola, thực phẩm chứa đường, nước ngọt, sữa, trái cây.
- Sức khỏe làm tăng nguy cơ bị sâu răng ở trẻ:
Trong một vài trường hợp khi trẻ gặpvấn đề sức khỏecó thể làm tăng nguy cơ bị sâu răng như: trẻ mắc bệnh dị ứng mãn tính, có thể thở bằng miệng gây khô miệng. Tình trạng khô miệng ở trẻ còn được biết đến là nguy cơ làm tăng tình trạng sâu răng.
- Thói quen bú đêm của trẻ nhỏ:
Các trẻ nhỏ có thói quen bú sữa vào ban đêm đều là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị sâu răng. Bởi vì sữa có chứa đường và có thể bám trên răng trẻ trong thời gian dài, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Thiếu fluoride:
Fluoride được biết là một khoáng chất tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm và nước, đồng thời cũng có tác dụng bảo vệ răng cũng như giúp hồi phục tổn thương răng trong thời gian đầu.
5. Điều trị sâu răng ở trẻ em bằng cách nào?Để chữa trị sâu răng ở trẻ em hiệu quả, bác sĩ nha khoa cần thực hiện kiểm tra sức khỏe răng miệng của trẻ để đưa ra các hướng xử lý, điều trị phù hợp nhất.
- Điều trị bằng fluoride:
Điều trị bằng fluoride là một cách giúp phục hồi các tổn thương của men răng, tuy nhiên chỉ được thực hiện trong giai đoạn đầu của tình trạng sâu răng.
Các bác sĩ sẽ tiến hành bôi fluoride dưới dạng gel, bọt lên răng trẻ để che phủ chỗ sâu nhỏ, đồng thời cách này giúp cung cấp khoáng chất cần thiết cho răng. Ngoài ra, trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng kem đánh răng có chứa fluor với mục đích sửa chữa các tổn thương trên bề mặt răng và khôi phục bề mặt răng.
- cách chữa sâu răng ở trẻ em bằng cách trám răng:
Khi răng trẻ đã hình thành các lỗ sâu lớn nhưng chưa ảnh hưởng đến tủy răng thì tiến hành trám răng là cách hiệu quả để bảo vệ phần răng còn lại của trẻ. Lỗ sâu răng sẽ được làm sạch sau đó trám lại bằng amalgam nha khoa hoặc nhựa sứ.
- Gắn mãn răng:
Trong các trường hợp răng sâu nghiêm trọng mà không thể thực hiện trám răng bác sĩ sẽ chỉ định gắn mão răng. Mão răng được biết là một vỏ bọc được tùy chỉnh theo hình dáng của răng với tác dụng bảo vệ và phục hồi vỏ tự nhiên của răng.
- Lấy tủy và trám răng:
Đối với trường hợp khi răng trẻ đã bị sâu nghiêm trọng và dẫn đến viêm tủy răng có thể gây hư hại cho tủy răng thì cần lấy tủy và điều trị tủy nhiễm trùng sau đó lỗ trống sẽ được làm sạch và trám lại.
- Nhổ răng:
Với những trường hợp răng bị hư hại nhiều và có thể không phục hồi do nhiễm trùng thì răng cần được nhổ để tránh làm lây lan sang các răng bên cạnh. Trong trường hợp nhổ răng gây ra mất thẩm mỹ hoặc khó khăn trong quá trình ăn uống thì có thể thực hiện cấy ghép hoặc làm cầu răng cho trẻ.
6. Phòng ngừa sâu răng cho trẻKhi răng trẻ bị sâu, việc tìm được biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, phòng cho trẻ tránh được sâu răng vẫn là điều mà mọi phụ huynh chăm sóc trẻ nhỏ nên thực hiện để trẻ có hàm răng sáng đẹp, khỏe mạnh.
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần sử dụng gạc hoặc các dụng cụ rơ miệng với mục đích làm sạch răng miệng cho trẻ ngay cả khi trẻ chưa có răng.
- Hạn chế tối đa việc cho trẻ bú bình hoặc không vệ sinh răng miệng trước khi ngủ. Đây cũng là cách giúp trẻ tránh được tiếp xúc với đường dẫn đến nhiễm trùng, sâu răng.
- Súc miệng cho trẻ thường xuyên sau khi ăn.
- Lựa chọn nước có chứa fluoride hoặc kem đánh răng có chứa fluor để bảo vệ răng trẻ khỏi bị nhiễm trùng.
- Nên cho trẻ uống sữa hoặc các loại nước uống lỏng bằng ly, cốc thay vì sử dụng bình bú ngay khi trẻ đủ tuổi với mục đích giúp giảm nguy cơ sâu răng ở trẻ.
- Hạn chế tối đa các loại thức ăn nhiều đường, cần chú ý kiểm soát lượng đường có trong các loại thức ăn trẻ sử dụng như: khoai tây, kẹo, thạch rau câu, kem...
- Không cho trẻ sử dụng chung dụng cụ ăn uống vì có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa và hệ hô hấp của trẻ.
- Thăm khám răng cho trẻ định kỳ, không chỉ người lớn mà trẻ cũng cần được thăm khám răng định kỳ nhằm kịp thời phát hiện các bất thường về răng miệng để duy trì sức khỏe răng miệng tốt cho trẻ.
7. Chế độ ăn uống và ngăn ngừa nguy cơ bị sâu răng ở trẻThực tế cho thấy rằng thói quen ăn uống lành mạnh không chỉ đem lại hiệu quả cải thiện sức khỏe mà còn đem lại hiệu quả ngăn ngừa tình trạng sâu răng ở trẻ. Một số thói quen ăn uống tốt đối với sức khỏe răng miệng gồm:
- Bổ sung trái cây, rau xanh cho trẻ như: dưa hấu, dưa chuột, cần tây, bông cải...
- Phô mai là thực phẩm có nhiều canxi tốt cho xương và răng của trẻ.
- Hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa nhiều đường như: kẹo dẻo, kẹo dừa, bánh quy.... các loại đồ ăn này sẽ có nguy cơ dính lại kẽ răng đồng thời tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ. Nếu trẻ ăn các loại đồ ăn này, cần chú ý cho trẻ súc miệng hoặc đánh răng sau khi ăn.
Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ cần chú ý:
- Lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp với trẻ.
- Hướng dẫn trẻ cách đánh răng bằng bàn chải đúng cách và đánh răng 2 lần gồm sáng và tối mỗi ngày.
- Cần thay bàn chải đánh răng sau 3 tháng sử dụng.
- Sử dụng dụng cụ cạo lưỡi với tác dụng giúp lưỡi sạch sẽ, bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện.
- Cho trẻ sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối với tác dụng súc miệng thường xuyên.
- Phụ huynh vệ sinh răng cho trẻ có thể sử dụng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm cho trẻ có thể làm tổn thương men răng của trẻ.
- Hạn chế đồ ăn có đường, hướng dẫn trẻ cách không sử dụng chung bát đĩa hay đồ dùng với người khác.
Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị
Link bài gốc Lấy link
https://doanhnghieptiepthi.vn/sau-rang-o-tre-em-la-gi-dieu-tri-sau-rang-o-tre-em-bang-cach-nao-161210711080020752.htm?fbclid=IwAR3FTRzK-LlqG0FhFYpQ3MPwf-pvNOMhuPSsvhWkZ7QfAHwNRM9fiGrEWMATheo Doanh nghiệp & Tiếp thị