Hà Nội đang thực hiện Tháng hành động An toàn thực phẩm (ATTP) với việc tổ chức 6 đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành thanh...
Hà Nội đang thực hiện Tháng hành động An toàn thực phẩm (ATTP) với việc tổ chức 6 đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành thanh, kiểm tra các cơ sở nhằm xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, chế biến rau, thịt... Tuy nhiên, thực tiễn đặt ra còn nhiều vấn đề nổi cộm, xuất hiện nhiều nỗi lo cho người dân, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Báo SK&ĐS đã phỏng vấn ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục ATTP Hà Nội xung quanh việc thanh, kiểm tra các cơ sở kinh doanh nhằm đem lại chất lượng các mặt hàng thực phẩm cho thị trường.
PV:
Thưa ông, thanh, kiểm tra ATTP cần phải làm liên tục, phát hiện sớm cái sai, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm nhằm củng cố niềm tin cho người tiêu dùng nhưng thực tế, dù thanh tra rất nhiều nhưng chất lượng của công tác kiểm tra chưa tốt? Vậy đâu là nguyên nhân của sự việc, phải chăng chúng ta chưa nghiêm khắc xử mạnh để đủ sức răn đe?
Ông Trần Ngọc Tụ: Tôi khẳng định, đã
xử phạt là phải nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, đứng về mặt thanh tra
xử phạt thì chúng tôi đã thực hiện và đảm bảo mức độ răn đe. Chúng tôi cũng có những biện pháp
xử phạt mạnh để các cơ sở tránh vi phạm và tái vi phạm. Đã gọi là
xử phạt thì phải
xử phạt nghiêm minh, không có chuyện bao che. Và mức
xử phạt đều căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật mà ở đây là theo quy định của Nghị định 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định
xử phạt an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) và Thông tư về
xử phạt các đơn vị vi phạm. Mới đây, chúng tôi đã tiến hành
xử phạt một cơ sở sản xuất nước đóng bình với mức phạt cao nhất là 49,5 triệu đồng với các hành vi vi phạm như Giấy chứng nhận đã hết hạn, Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hết hiệu lực, trong quá trình sản xuất nước uống đóng chai chưa đảm bảo an toàn... Một điều nữa là họ có sai phạm ở đâu thì phạt ở đó, một cơ sở người ta tuân thủ gần hết các quy định chỉ có 2 sai phạm thì cộng lại những sai phạm đó, phạt tiền và có muốn phạt cao hơn nữa cũng không được. Đơn cử như một cơ sở sản xuất thực phẩm, chi cục đã phạt 33 triệu đồng với lỗi vi phạm là không tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ. Đứng về thanh, kiểm tra ATVSTP thì Hà Nội đã ngày càng làm tốt hơn. Chúng tôi tiến hành thanh, kiểm tra thường xuyên trong cả năm. Mở những đợt cao điểm, trong đó triển khai chuyên ngành phối hợp trên toàn thành phố giữa Sở Công Thương, Sở NN-PTNT kiểm tra liên ngành từ Trung ương đến cơ sở. Việc thanh tra thường xuyên, phối hợp liên ngành không chỉ có tác dụng đối với cơ quan quản lý về ATTP của địa phương mà với các chủ cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh cũng có ý thức hơn trong việc đảm bảo ATVSTP.
PV:
Một vấn đề nữa nhiều chủ cửa hàng kinh doanh ăn uống phớt lờ các quy định về ATTP, không có giấy chứng nhận ATTP... nhưng vẫn bán hàng, trách nhiệm này là của ai? Chi cục có hướng xử lý như thế nào?
Ông Trần Ngọc Tụ: Các cơ sở nhà hàng ăn uống là do các cơ quan y tế quản lý. Tuy nhiên, với vai trò và chức năng của mình, Chi cục ATVSTP Hà Nội cũng đã lên một danh sách các cửa hàng, nhà ăn và hàng năm tiến hành rà soát hàng loạt các cơ sở kinh doanh để nắm bắt tình hình. Chi cục đã giao cho bộ phận thanh tra của chi cục thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các cơ sở thực hiện đăng ký chứng nhận ATVSTP. Hiện đến thời điểm này, thanh tra của chi cục chưa gặp trường hợp nào chây ỳ hoặc cố tình không đăng ký chứng nhận ATVSTP, hầu hết cơ sở đủ điều kiện chiếm tỷ lệ cao, còn tỷ lệ nhỏ có giấy nhưng hết hạn thì có thể có những tình huống sau: cơ sở đó được cấp lại rồi nhưng chưa treo mà vẫn treo cái cũ, đến khi ngành chức năng đến kiểm tra thì mới thay. Cũng có cơ sở không nhớ đến hạn để giấy hết hạn, khi thanh tra đến kiểm tra mới biết. Những trường hợp này chúng tôi đều
xử phạt theo quy định và yêu cầu làm lại giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP. Trong năm 2014, chi cục đã tiến hành thanh, kiểm tra 198 cơ sở kinh doanh ăn uống, có 190 cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, 3 cơ sở vi phạm được xử lý, 5 cơ sở đã có giấy chứng nhận nhưng không xuất trình ngay lúc kiểm tra.
PV:
Vụ việc hơn 100 công nhân ngộ độc tại bếp ăn tập thể thuộc Khu công nghiệp Phú Nghĩa, Chương Mỹ vừa qua, phía Chi cục ATVSTP Hà Nội đã rút ra được những kinh nghiệm gì trong công tác quản lý bếp ăn tập thể và nhất là bếp ăn trường học?
Ông Trần Ngọc Tụ: Có thể nói, công tác ATVSTP bếp ăn tập thể của khu công nghiệp được Hà Nội quản lý chặt chẽ. Và sự việc xảy ra ở Chương Mỹ là sự việc đầu tiên sau nhiều năm. Tuy nhiên, sau khi đi thanh, kiểm tra hồ sơ cho thấy, bếp ăn tập thể ở KCN Phú Nghĩa đủ điều kiện về giấy tờ, quy trình bảo quản con người và kiến thức về ATTP. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phạt cơ sở này 27 triệu đồng với lý do có ruồi trong khu vực nấu ăn. Còn về công tác ATTP bếp ăn trường học, việc làm ngay trong thời gian này chính là sẽ truy tìm nguồn gốc thực phẩm cung cấp cho bếp ăn trường học. Mới đây, Sở Y tế đã ban hành kế hoạch liên ngành giữa Sở Y tế và Sở Giáo dục - Đào tạo trong công tác đảm bảo ATVSTP trong bếp ăn trường học. Theo đó, phân cấp cho các phòng giáo dục, các trung tâm y tế quận huyện tiến hành kiểm tra thực tiễn xem các trường quản lý vấn đề đầu vào thực phẩm ra sao. Các trường có thực hiện động tác giao nhận thực phẩm hàng ngày không, các cơ sở có lưu mẫu thức ăn và đặc biệt là có nắm được nguồn gốc của thực phẩm không. Bởi trên thực tế, có nhiều trường ký hợp tác nấu ăn với một công ty, trên giấy tờ vẫn cam kết là thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ nhưng có thể sẽ lại nhập ở những nơi không đảm bảo. Do đó, ngăn chặn tận gốc nguồn gốc thực phẩm được xem là cái gốc của vấn đề. Mặt khác, trong kế hoạch liên ngành mà Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành cũng quy định, hiệu trưởng các trường có trách nhiệm kiểm tra truy xuất nguồn gốc thực phẩm nơi nhà trường đang lấy thực phẩm. Sắp tới, đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất một số bếp ăn trường học trên địa bàn các quận, huyện và rà soát năng lực các công ty cung cấp thức ăn cho các trường trên địa bàn.
PV:
Trân trọng cảm ơn ông!
Nguyễn Hồng (thực hiện)