Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sống khỏe Khi trẻ chậm tăng trưởng chiều cao

(MangYTe) - Trong một vài trường hợp, trẻ không tăng trưởng chiều cao hoặc thấp bé hơn bạn bè đồng trang lứa khiến cho nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng.

Tình trạng trẻ không đạt được các mốc tăng trưởng về chiều cao theo từng độ tuổi được gọi là chậm tăng trưởng chiều cao, có thể gây sự mặc cảm, tự ti và ảnh hưởng đến một số hoạt động xã hội của trẻ.

những nguyên nhântrên thực tế, không ít các bậc phụ huynh khi thấy trẻ có thể trạng thấp còi thường tự ý mua các thực phẩm chức năng, các loại sữa bổ sung canxi và các chất dinh dưỡng để giúp tăng chiều cao cho trẻ mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. tình trạng này có thể dẫn đến mất cân bằng các chất dinh dưỡng, thừa cân mà chiều cao vẫn không được cải thiện. theo bscki. hoàng khánh chi - khoa nội tiết bệnh viện đại học y dược tp hồ chí minh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ như thể tạng kém, suy dinh dưỡng, các bệnh lý dị tật bẩm sinh, rối loạn di truyền hoặc nhiễm sắc thể (thiếu gh, loạn sản xương…), trẻ bị suy thận mạn, các bệnh lý nội tiết như suy giáp, thiếu hormone tăng trưởng, suy tuyến yên… bên cạnh đó, bệnh có thể do bẩm sinh hoặc do chấn thương đầu nặng, u não, nhiễm trùng dạng viêm màng não và viêm não. cũng có nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân.

Cần khám sức khỏe định kỳ cho trẻ để kiểm tra quá trình phát triển của trẻ. Ảnh: Phạm Hùng

Trong các nguyên nhân gây chậm tăng trưởng ở trẻ, tỷ lệ thiếu hormone tăng trưởng ước tính chỉ chiếm khoảng 1/4.000 - 1/10.000 trẻ, nhưng lại là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến chậm tăng trưởng. để điều trị và cải thiện chiều cao hiệu quả, trẻ cần được phát hiện thiếu hormon tăng trưởng ngay khi tuổi còn nhỏ. việc tầm soát, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ở “giai đoạn vàng” sẽ giúp cải thiện quá trình thúc đẩy tăng chiều cao cho trẻ.bé n.m.t., ngụ tại bình phước, đã 14 tuổi nhưng chỉ nặng 33kg, cao 135cm (so với chuẩn chiều cao trung bình thì bé thiếu đến 28cm). mỗi năm bé chỉ tăng 1 - 2cm và thậm chí có năm không tăng. thấy con trai quá thấp bé so với các bạn cùng lớp, chị p. - mẹ t. đã đưa bé đi khám ở bệnh viện địa phương và được tư vấn cho bé sử dụng thêm các loại sữa bổ sung canxi cùng một số thực phẩm chức năng giúp tăng chiều cao. tuy nhiên, sau một thời gian chị thấy chiều cao của bé vẫn không được cải thiện. lo lắng về sức khỏe của con, chị đưa bé đến khám tại bệnh viện đại học y dược tp hồ chí minh.

Các bác sĩ chuyên khoa nội tiết, nhi, chẩn đoán hình ảnh, dinh dưỡng - tiết chế… đã phối hợp đánh giá các nguyên nhân có thể gây chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ. sau khi thực hiện các xét nghiệm tầm soát, các bác sĩ cho biết bé t. bị thiếu hụt hormone tăng trưởng trầm trọng do suy tuyến yên toàn bộ. các bác sĩ cho tiêm hormone tăng trưởng đồng thời bổ sung các hormone tuyến yên cho bé. chỉ hơn 6 tháng sau, chiều cao của bé tăng hơn 18cm, đạt hơn 153cm. chị h. rất vui mừng khi thấy bé t. lớn nhanh hơn hẳn và đạt tăng trưởng chiều cao như mong muốn.cần tầm soát và điều trị sớmts bs trần quang nam - trưởng khoa nội tiết bệnh viện đại học y dược tp hồ chí minh khuyến cáo, tốc độ tăng trưởng sẽ dừng khi tuổi xương được 14 - 15 tuổi ở bé trai và 15 - 16 tuổi ở bé gái. lúc này, các sụn xương sẽ đóng lại, việc điều trị hormone tăng trưởng sẽ không còn tác dụng. do đó, việc tầm soát, chẩn đoán và điều trị đúng thời điểm là rất quan trọng. ở giai đoạn đầu, trẻ sẽ được điều trị tại chuyên khoa nội tiết nhi bằng hormone tăng trưởng. khi đến độ tuổi thiếu niên, trẻ sẽ được đánh giá lại tình trạng rối loạn hormone tăng trưởng. nếu rối loạn hormone tăng trưởng vẫn tiếp diễn, cần điều trị lâu dài cho bé tại chuyên khoa nội tiết người lớn.nếu bỏ qua “giai đoạn vàng” phát triển, việc điều trị sẽ không còn tác dụng, trẻ sẽ thấp hơn nhiều so với chiều cao lẽ ra có thể sẽ đạt được khi trưởng thành. điều này có thể ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như tâm lý sau này của trẻ. vì vậy, các bậc phụ huynh nên liên tục theo dõi tốc độ tăng trưởng của con theo biểu đồ tăng trưởng. nếu thấy chiều cao của con thấp hơn trung bình, nên đưa trẻ đến khám chuyên khoa nội tiết và chuyên khoa nhi để được tầm soát các nguyên nhân chậm tăng trưởng chiều cao, đặc biệt là bổ sung hormone tăng trưởng trong trường hợp có chỉ định để phát triển chiều cao cho trẻ càng sớm, càng tốt.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/song-khoe-khi-tre-cham-tang-truong-chieu-cao-407084.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY