Thống kê cho thấy từ đầu năm tới cả nước đã ghi nhận 105.000 ca sốt xuất huyết, tăng gấp 3 lần so với năm 2018. Đặc biệt, miền Nam là nơi dịch bệnh đang mạnh mẽ, các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Tiền Giang … là những “điểm nóng” ghi nhận nhiều ca mắc bệnh nhất.
Theo đại diện sở Y tế Đồng Nai, trong năm nay tỉnh đã phát hiện hơn 1.000 ổ dịch và ghi nhận 5.800 ca sốt xuất huyết. Còn tại Tp. Hồ Chí Minh, con số này là 24.000 ca, tăng 176% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó đã có 5 ca Tu vong. Tình trạng dịch bệnh cũng đang bắt đầu chuyển biến xấu ở nhiều tỉnh thành khác trên cả nước.
Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm được lây truyền từ người bệnh qua người khỏe mạnh bởi loài muỗi vằn. Sự nguy hiểm của còn đến từ việc khó phát hiện tại giai đoạn đầu do biểu hiện lâm sàng đa dạng như sốt cao, nhức đầu, đau bụng, buồn nôn, chảy máu mũi, chảy máu chân răng. Một số trường hợp bị xuất huyết dưới da, rất dễ nhầm với sốt phát ban.
Bệnh thường xuất hiện ở trẻ dưới 15 tuổi và thường bị nhầm lẫn với những cơn sốt thông thường ở trẻ. Tuy vậy, thời gian gần đây tỷ lệ người lớn mắc cũng đang bắt đầu gia tăng.
Sốt có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng sẽ bùng phát mạnh mẽ nhất vào mùa mưa. Hiện nay, bệnh vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa và Thu*c điều trị đặc hiệu nên mỗi người dân tốt nhất nên có sự phòng bị tại nhà để giảm thiểu khả năng mắc bệnh. Một số biện pháp người dân nên áp dụng ngay là:
Ngoài ra, sử dụng các sản phẩm chống muỗi cũng là một biện pháp hiệu quả. Để bảo vệ gia đình khỏi dịch bệnh sốt xuất huyết. Có thể trang bị sản phẩm tại nhà, nơi làm việc hoặc mang theo khi đi dã ngoại để phòng chống muỗi và côn trùng gây hại cho sức khỏe.
Chủ đề liên quan:
bệnh mùa mưa bệnh sốt xuất huyết biểu hiện sốt xuất huyết dịch sốt xuất huyết điều trị sốt xuất huyết ngăn ngừa muỗi nguyên nhân sốt phòng tránh sốt xuất huyết sốt xuất huyết sốt xuất huyết bùng phát xuất huyết