Các chuyên gia thuộc hệ thống trung tâm tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn vnvc cho biết, dự báo các tuần tới, số ca sốt xuất huyết sẽ tiếp tục cao hơn do đúng vào chu kỳ của đỉnh dịch là tháng 10, 11; nguy cơ có thể xảy ra một số ổ dịch.
Thời điểm cuối năm, thời tiết mưa nhiều thuận lợi để muỗi vằn sinh sản và phát triển làm lây lan bệnh nhanh và mạnh trong dân cư. song hành cùng sốt xuất huyết, nhiều bệnh truyền nhiễm khác như sởi, thủy đậu, tay chân miệng... cũng có thể bùng phát mạnh hơn. trong bối cảnh covid-19 vẫn có khả năng tiếp diễn nên nhiều chuyên gia lo ngại tình trạng "dịch chồng dịch" từ nay đến cuối năm.
Các chuyên gia vnvc chia sẻ thêm, chúng ta vẫn chưa thể lường trước sự diễn biến phức tạp của căn bệnh này vào thời điểm cuối năm. sự đan xen giữa các bệnh có thể khiến cho việc kiểm soát khó khăn hơn. do đó, mọi người vẫn không nên lơ là các biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết và nhiều căn bệnh thu đông khác. sốt xuất huyết rất nguy hiểm, hiện chưa có Thu*c đặc trị và có thể gây Tu vong. tuy nhiên, do sốt xuất huyết phổ biến ở nước ta, tâm lý "sống chung với bệnh" nên không ít người có thể quên nâng cao cảnh giác. tâm lý mải lo lắng, phòng chống covid-19, còn có thể khiến một số người lơ là với căn bệnh này.
Trung gian truyền bệnh (muỗi vằn) luôn có sẵn trong tự nhiên, không thể diệt tận gốc. Thời tiết nóng ẩm, sự nóng lên của toàn cầu, đô thị hóa xen lẫn duy trì không gian sông nước như ở nước ta... khiến cho muỗi sinh sôi và lây truyền bệnh mạnh hơn.
Trẻ em là đối tượng dễ bị muỗi vằn tấn công, trường hợp mắc bệnh thì diễn tiến nhanh và nặng hơn rất nhiều so với người lớn. Thời điểm cuối năm có nhiều bệnh vào mùa nên cha mẹ không nên lơ là khi trẻ sốt cao. Trong thời gian khởi phát, chưa xác định được trẻ sốt do nguyên nhân gì thì cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên, đưa trẻ khám bác sĩ.
Những ngày đầu, triệu chứng sốt xuất huyết thường giống sốt do các virus, vi khuẩn khác gây ra, kể cả covid-19 như sốt, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, sổ mũi.... vào giai đoạn toàn phát, biểu hiện bệnh rất đặc trưng bằng nốt xuất huyết trên da, nếu lấy tay căng da thấy chấm đỏ không biến mất (khác với nốt sốt của sởi). xét nghiệm máu giúp xác định sự có mặt của virus dengue gây bệnh trong máu từ khá sớm. nếu thăm khám, làm các xét nghiệm kịp thời giúp điều trị bệnh dễ dàng hơn, tránh xảy ra biến chứng.
Giai đoạn nguy hiểm thường rơi vào ngày thứ 3-7 khi phát bệnh. người bệnh có thể bị tràn dịch màng phổi, tụt huyết áp, xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, phổi, não... nếu nặng có thể có biểu hiện suy tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim...
Các chuyên gia vnvc chỉ ra một số sai lầm khi bị sốt như tự mua các loại Thu*c kháng sinh để trị (trong khi Thu*c kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi khuẩn chứ không hiệu quả trên virus), dùng lại toa Thu*c ở lần bệnh trước hoặc toa Thu*c của hàng xóm, chỉ uống Thu*c hạ sốt ở nhà, đến bệnh viện quá trễ... hiện đã có vaccine dự phòng sốt xuất huyết nhưng vaccine chưa có mặt tại việt nam.
Biện pháp chủ yếu vẫn là diệt loăng quăng, bọ gậy, phòng tránh muỗi đốt, mắc màn khi ngủ, vệ sinh sạch sẽ không gian sống, đậy kín các đồ vật chứa nước. Muỗi vằn không chỉ có về đêm mà còn thường xuất hiện vào buổi sáng, chiều tối. Phụ huynh cho trẻ mặc quần áo dài tay, không chơi ở những nơi tối, gần bụi rậm, ao hồ. Chế độ dinh dưỡng đủ chất, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, thường xuyên tập thể dục giúp trẻ em, người lớn nâng cao sức đề kháng phòng nhiều bệnh cuối năm.
Tuần cuối tháng 8, hà nội ghi nhận 152 ca sốt xuất huyết, trong khi tuần trước đó chỉ 67 ca. số ca sốt xuất huyết nhập viện bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương (hà nội) cuối tháng 8, đầu tháng 9 tăng cao hơn, có ngày gần chục bệnh nhân.
Bên cạnh sốt xuất huyết, bệnh thường gặp ở nước ta cũng do muỗi (loại muỗi culex) gây ra là viêm não nhật bản. từ nay đến cuối năm, viêm não nhật bản cũng có thể tăng cao. để phòng viêm não nhật bản, theo bác sĩ hệ thống trung tâm tiêm chủng vnvc biện pháp đơn giản và hiệu quả là tiêm vaccine. trẻ em có thể tiêm vaccine phòng viêm não nhật bản trong chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc dịch vụ.
Hiện có loại vaccine viêm não Nhật Bản với lịch tiêm cho bé từ 9 tháng tuổi giúp sớm phòng bệnh. Không chỉ trẻ em, người lớn cũng nên chủng ngừa các loại bệnh dự phòng được bằng vaccine. Tiêm vaccine tạo cơ hội cho hệ miễn dịch của cơ thể được "tập luyện" để sẵn sàng ứng phó với virus, vi khuẩn tấn công.
Chủ đề liên quan:
bệnh truyền nhiễm có thể Covid 19 dịch bệnh giao mùa phòng sốt xuất huyết sốt xuất huyết Thường thức về sức khỏe trẻ em xuất huyết