Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm 2018, làm sao để phòng ngừa?

Tính từ đầu năm 2019, cả nước ghi nhận 105.000 ca sốt xuất huyết, tăng gấp 3 lần so với năm ngoái và vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại.

Sốt xuất huyết đang vào mùa cao điểm, số ca mắc bệnh liên tục tăng nhanh trong đó đã có 10 ca Tu vong. Trước diễn biến phức tạp của căn bệnh, mỗi người dân nên tự trang bị kiến thức và cách hiệu quả để bảo vệ bản thân và gia đình.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh sốt xuất huyết

Sốt là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút dengue gây ra và có thể lây truyền cho cả trẻ em và người trưởng thành. Trên thực tế, đã có những trường hợp người trưởng thành chủ quan mà không đến các cơ sở y tế kiểm tra dẫn đến Tu vong.

Muỗi vằn là trung gian lây truyền sốt xuất huyết. Quá trình truyền nhiễm được hình thành khi muỗi vằn đốt người bệnh, virus trong máu người bệnh sẽ truyền sang tế bào muỗi và tồn tại được khoảng 12 ngày. Khi đốt người khác, muỗi sẽ truyền virus sang cơ thể họ.

Quá trình lây nhiễm sốt xuất huyết do muỗi vằn gây ra (ảnh minh họa)

Mùa mưa đến là thời điểm lý tưởng cho bùng phát vì độ ẩm tăng cao, thuận lợi cho trứng muỗi phát triển thành bọ gậy (lăng quăng).

Các dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết

Sốt là một những bệnh có diễn biến rất phức tạp. Người mắc bệnh thường chủ quan trước những biểu hiện của bệnh do nhầm lẫn với các bệnh thông thường, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, mỗi người dân nên chú ý các dấu hiệu sau để kịp thời chữa trị sốt xuất huyết:

- Sốt cao đột ngột 39 – 40o C kéo dài

- Đau đầu dữ dội ở vùng trán, nhức hai hốc mắt sau nhãn cầu.

- Cơ thể mệt mỏi, đau cơ, khớp.

- Chán ăn, buồn nôn

- Xuất huyết dưới da (dễ nhầm với phát ban)

- Chảy máu mũi, chảy máu chân răng

Một số dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết (ảnh minh họa)

Khi phát hiện các triệu chứng trên, người bệnh cần được đưa ngay đến các cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra. Nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sốc do mất máu nhiều, tổn thương võng mạc, suy tim, thận, tràn dịch màng phổi, hạ huyết áp.

Các biện pháp đề phòng sốt xuất huyết

Bệnh hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh và Thu*c đặc trị. Vì vậy, người dân nên đề cao cảnh giác và áp dụng ngay một số biện pháp sau đây:

- Thay nước và vệ sinh những vật dụng chứa nước như lọ, thau, lu… hằng tuần.

- Thả cá vàng vào những nơi chứa nước trong nhà

- Thu gom, xử lý rác thải.

- Phát quang bụi rậm quanh nhà.

- Mặc áo tay dài, che kín mặt khi đến những nơi nhiều muỗi

- Mắc màn trước khi ngủ, kể cả ban ngày.

Ngoài ra để bảo vệ tối đa, mỗi người nên trang bị các sản phẩm chống muỗi đốt. Đây là phương pháp vừa hiệu quả, vừa tiện lợi vì có thể mang theo bên mình và sử dụng bất cứ lúc nào.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/sot-xuat-huyet-tang-gap-3-lan-cung-ky-nam-2018-lam-sao-de-phong-ngua-n161702.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY