Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sốt xuất huyết vào mùa, nguy cơ dịch chồng dịch

Số bệnh nhân sốt xuất huyết 9 tháng đầu năm nay giảm so với năm ngoái, song bệnh đang vào mùa, số ca hàng tuần có xu hướng gia tăng, theo Bộ Y tế.

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 50.473 ca sốt xuất huyết, 18 người Tu vong tại 9 tỉnh thành, hầu hết miền Nam và Đông Nam bộ. So với cùng kỳ năm 2020, số bệnh nhân giảm, song số Tu vong tăng 5.

Chia sẻ với vnexpress, ông phạm hùng, trưởng phòng kiểm soát bệnh truyền nhiễm, cục y tế dự phòng, bộ y tế, đánh giá số ca sốt xuất huyết giảm vì nhiều lý do, như y tế địa phương chủ động kiểm soát dịch, ý thức người dân tăng, điều kiện kinh tế phát triển...

"đặc biệt việc giãn cách xã hội trong bối cảnh covid-19 thời gian qua góp phần giảm truyền nhiễm sốt xuất huyết do người dân ít di biến động", ông hùng nói.

Tuy nhiên, bộ y tế cảnh báo sốt xuất huyết đang vào mùa, số ca mắc hàng tuần có xu hướng gia tăng, đặc biệt tại hà nội và một số tỉnh khu vực miền nam. nguy cơ bệnh có thể tăng nhất là vào mùa mưa, tháng 10-11.

Tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương, hà nội, số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện bắt đầu tăng cao từ đầu tháng 9 đến nay. cụ thể, tính từ ngày 10/9 đến sáng 28/9, hơn 100 bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện. riêng tại khoa virus - ký sinh trùng của bệnh viện, trung bình khoảng 10 bệnh nhân điều trị một ngày. trong đêm 30/9, khoa tiếp nhận cùng lúc 17 bệnh nhân sốt xuất huyết.

Trong tháng 8 và tháng 9, Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi trung ương, tiếp nhận gần 70 trẻ mắc sốt xuất huyết, trong đó có những bé mới chỉ 5-6 ngày tuổi.

Cục y tế dự phòng hôm nay yêu cầu các địa phương giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân trên địa bàn, nắm chắc các ổ dịch sốt xuất huyết hiện có và mới phát sinh, tổ chức phun hóa chất xử lý triệt để ngay khi phát hiện các ổ dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài. xác định các điểm có nguy cơ cao để tổ chức phun hóa chất chủ động. cần đánh giá chỉ số véc tơ trước và sau phun để có chỉ định phun cụ thể.

Cơ sở khám, chữa bệnh rà soát, điều chỉnh lại các quy trình tiếp nhận, sàng lọc, tiêu chí phân loại đối với từng ca sốt xuất huyết trong tình hình dịch bệnh covid-19. các đơn vị bảo đảm đầy đủ trang thiết bị, thu*c, dịch truyền, máu, lưu đồ xử trí cấp cứu người bệnh, đặc biệt là dung dịch cao phân tử để chống sốc.

Nhân viên y tế dự phòng tại Hà Nội phun hóa chất trong các hộ gia đình, khu đông dân cư. Ảnh: Ngọc Thành

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Người mắc thể bệnh nhẹ thường sốt cao đột ngột 39-40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt; Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu; Có thể có nổi mẩn, phát ban.

Với thể bệnh nặng, ngoài các dấu hiệu như thể nhẹ, người bệnh còn có chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng). đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tu vong. khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thu*c điều trị đặc hiệu. biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/sot-xuat-huyet-vao-mua-nguy-co-dich-chong-dich-4367647.html)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Sau vài cơn mưa trái mùa vừa qua và tình hình SXH đang giảm nhiều, phụ huynh chủ quan khiến dịch tăng trở lại.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Thống kê từ Bộ Y tế ngày 1/4 cho biết, trong tháng 3/2015, cả nước đã ghi nhận hơn 1.575 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 3 ca Tu vong.
  • Để phòng ngừa sốt xuất huyết, khuyến cáo của y tế dự phòng là “không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”.
  • Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất. Một số dược liệu mang tên tam thất: Tam thất Nam là thân rễ của cây Stahlianthus thoreli Gagnep, thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
  • Trong 2 tháng đầu năm 2015, bệnh sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY