Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Sporanox IV - Thuốc kháng nấm

Thận trọng. Suy gan, suy thận nhẹ-trung bình. Khi sử dụng đồng thời Thuốc chẹn kênh calci. Người cao tuổi, bệnh nhi, phụ nữ cho con bú; suy tim sung huyết, tiền sử suy tim sung huyết, có yếu tố nguy cơ suy tim sung huyết.

Nhà sản xuất

Janssen-Cilag.

Thành phần

Itraconazol.

Chỉ định/Công dụng

Nhiễm nấm toàn thân do Aspergillus, Candida, Cryptococcus (trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc ở hệ TKTW, chỉ sử dụng khi điều trị ban đầu không phù hợp hoặc không hiệu quả), Histoplasma. Điều trị theo kinh nghiệm sốt giảm bạch cầu nghi ngờ nhiễm nấm toàn thân.

Liều dùng/Hướng dẫn sử dụng

Truyền trong 1 giờ 200 mg (60mL dung dịch đã pha) 2 lần mỗi ngày (ngày thứ 1&2), 1 lần mỗi ngày (ngày thứ 3-14). Chưa xác định được độ an toàn khi điều trị dài hơn 14 ngày. Sốt giảm bạch cầu nghi ngờ nhiễm nấm toàn thân: điều trị tiếp tục với Sporanox dung dịch uống cho tới khi giải quyết được đáng kể tình trạng giảm bạch cầu. Nhiễm Aspergillus, Candida, Cryptococcus và Histoplasma: duy trì điều trị với Sporanox viên uống.

Chống chỉ định

Đã biết quá mẫn với thành phần Thuốc. Có CCĐ sử dụng natri chlorid tiêm truyền. Suy thận nặng (ClCr < 30mL/phút). Dùng phối hợp levacetylmethadol (levomethadyl), methadon; disopyramid, dofetilid, dronedaron, quinidin; telithromycin (ở bệnh nhân suy thận/gan nặng); ticagrelor; halofantrin; astemizol, mizolastin, terfenadin; ergot alkaloids (như dihydroergotamin, ergometrin (ergonovin), ergotamin, methylergometrin (methylergonovin)); irinotecan; lurasidon, midazolam uống, pimozid, sertindol, triazolam; bepridil, felodipin, lercanidipin, nisoldipin; ivabradin, ranolazin; eplerenon; cisaprid, domperidon; lovastatin, simvastatin; fesoterodin (trên bệnh nhân suy thận/gan trung bình-nặng), solifenacin (trên bệnh nhân suy thận nặng hoặc suy gan trung bình-nặng); colchicin (trên bệnh nhân suy gan/thận). Phụ nữ có thai (trừ trường hợp đe dọa tính mạng), có khả năng mang thai (nếu dùng Sporanox, phải sử dụng và tiếp tục sử dụng các biện pháp Tr*nh th*i sau khi kết thúc điều trị cho tới kỳ kinh kế tiếp).

Thận trọng

Suy gan, suy thận nhẹ-trung bình. Khi sử dụng đồng thời Thuốc chẹn kênh calci. Người cao tuổi, bệnh nhi, phụ nữ cho con bú; suy tim sung huyết, tiền sử suy tim sung huyết, có yếu tố nguy cơ suy tim sung huyết: không khuyến cáo/chỉ sử dụng khi lợi ích cao hơn nguy cơ. Nếu xảy ra bệnh lý thần kinh có thể quy cho Sporanox: ngừng điều trị. Khi lái xe, vận hành máy móc.

Phản ứng phụ

Trong một thử nghiệm lâm sàng: ≥ 1% bệnh nhân: giảm bạch cầu hạt, rối loạn hệ thống miễn dịch, quá mẫn, phản ứng dạng phản vệ, hạ magnesi (Mg) máu, tăng đường huyết, tình trạng lú lẫn, đau đầu, chóng mặt, run, buồn ngủ, suy tim, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, tăng huyết áp, ho, phù phổi, buồn nôn, tiêu chảy, nôn, đau bụng, táo bón, rối loạn tiêu hóa, chứng ăn không tiêu, tăng bilirubin máu, vàng da, viêm gan, phát ban, phát ban dạng hồng ban, tăng tiết mồ hôi, ngứa, nổi mề đay, đau cơ, suy thận, tiểu không kiểm soát, ớn lạnh, đau ngực, phù lan tỏa, phù, sốt, đau, mệt mỏi, viêm chỗ tiêm, phù mặt, tăng ure máu, tăng phosphatase kiềm trong máu, bất thường phân tích nước tiểu, tăng alanine aminotransferase, tăng lactate dehydrogenase máu, tăng aspartate aminotransferase, tăng gamma-glutamyltransferase; < 1% bệnh nhân: giảm tiểu cầu, tăng kali máu, rối loạn vị giác, giảm cảm giác, suy thất trái, khó phát âm, tăng men gan. Trong thời gian lưu hành: rất hiếm gặp: bệnh huyết thanh, phù nề loạn thần kinh mạch, phản ứng phản vệ, tăng triglyceride máu, run, rối loạn thị giác (bao gồm nhìn đôi và nhìn mờ), mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn, suy tim sung huyết, khó thở, viêm tụy, nhiễm độc gan nặng (bao gồm suy gan cấp gây Tu vong), hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson, mụn mủ ngoại ban lan tỏa cấp tính, ban đỏ đa hình, viêm da tróc vảy, viêm mạch hủy bạch cầu, rụng tóc, nhạy cảm với ánh sáng, tăng creatinine phosphokinase máu. Bệnh nhi 6 tháng-17t.: sốt, nôn.

Tương tác

Thuốc có thể làm giảm nồng độ itraconazol trong huyết tương: isoniazid, rifabutin, rifampicin; carbamazepin, phenobarbital, phenytoin; efavirenz, nevirapin. Thuốc có thể làm tăng nồng độ itraconazol trong huyết tương: thận trọng phối hợp ciprofloxacin, clarithromycin, erythromycin; darunavir ritonavir, ritonavir fosamprenavir, indinavir, ritonavir và telaprevir. Thuốc có thể bị tăng nồng độ trong huyết tương do itraconazol: CCĐ - levacetylmethadol, (levomethadyl), methadon, disopyramid, dofetilid, dronedaron, quinidin, telithromycin (ở bệnh nhân suy thận/gan nặng), ticagrelor, halofantrin, astemizol, mizolastin, terfenadin, ergot alkaloids (như dihydroergotamin, ergometrin (ergonovin), ergotamin, methylergometrin (methylergonovin)), irinotecan, lurasidon, midazolam uống, pimozid, sertindol, triazolam, bepridil, felodipin, lercanidipin, nisoldipin, ivabradin, ranolazin, eplerenon, cisaprid, domperidon, lovastatin, simvastatin, fesoterodin (trên bệnh nhân suy thận/gan trung bình-nặng), solifenacin (trên bệnh nhân suy thận nặng hoặc suy gan trung bình-nặng), colchicin (trên bệnh nhân suy gan/thận); không khuyến cáo - tamsulosin, fentanyl, rifabutin, apixaban, rivaroxaban, carbamazepin, axitinib, dabrafenib, dasatinib, ibrutinib, nilotinib, sunitinib, trabectedin, simeprevir, aliskiren, sildenafil (điều trị tăng áp phổi), everolimus, salmeterol, darifenacin, vardenafil, colchicin, conivaptan, tolvaptan; sử dụng thận trọng - alfentanil, buprenorphin (IV và dưới lưỡi), oxycodon, sufentanil, digoxin, telithromycin, coumarins, cilostazol, dabigatran, repaglinid, saxagliptin, praziquantel, bilastin, ebastin, eletriptan, bortezomib, busulphan, docetaxel, erlotinib, gefitinib, imatinib, ixabepilon, lapatinib, ponatanib, trimetrexat, vinca alkaloid, alprazolam, aripiprazol, brotizolam, buspiron, haloperidol, midazolam IV, perospiron, quetiapin, ramelteon, risperidon, maraviroc, indinavir, ritonavir, saquinavir, nadolol, các dihydropyridines khác, verapamil, bosentan, riociguat, aprepitant, budesonid, ciclesonid, cyclosporin, dexamethason, fluticason, methylprednisolon, rapamycin (sirolimus), tacrolimus, temsirolimus, atorvastatin, reboxetin, fesoterodin, imidafenacin, oxybutynin, sildenafil (điều trị rối loạn cương dương), solifenacin, tadalafil, tolterodin, alitretinoin (dạng uống), cinacalcet, mozavaptan. Thuốc có thể bị giảm nồng độ trong huyết tương do itraconazol: thận trọng kết hợp meloxicam.

Phân loại (US)/thai kỳ

Mức độ C: Các nghiên cứu trên động vật phát hiện các tác dụng phụ trên thai (gây quái thai hoặc thai ch*t hoặc các tác động khác) và không có các nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ; hoặc chưa có các nghiên cứu trên phụ nữ hoặc trên động vật. Chỉ nên sử dụng các Thuốc này khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi.

Thuốc kháng nấm [Antifungals].

Trình bày/Đóng gói

Sporanox IV. Dung dịch đậm đặc pha tiêm truyền 10 mg/mL. 25 mL x 1's.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/s/sporanox-iv/)

Tin cùng nội dung

  • Cháu 15 tuổi, cao 1m45 mà nặng tới 40 kg. Đùi, mông và bắp chân cháu rất to, bạn bè thường trêu là béo lùn nhưng mẹ cháu lại an ủi là không béo.
  • (Mangyte) - Tôi vừa đọc bài báo: “Nam sinh Tu vong vì tự sướng 42 lần trong 1 đêm” mà rùng mình…
  • Em thường sử dụng Thuốc nhuộm tóc và da đầu em rất hay bị dị ứng.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY