Bệnh về tai mũi họng (TMH) là bệnh phổ biến, thường gặp trong các bệnh về đường hô hấp nói chung. Bệnh hay tái phát, trở nên mạn tính và thường có liên quan tới yếu tố thời tiết, khí hậu, điều kiện, môi trường sống.
Bệnh về tai mũi họng (TMH) là
bệnh phổ biến, thường gặp trong các bệnh về đường hô hấp nói chung. Bệnh hay
tái phát, trở nên mạn tính và thường có liên quan tới yếu tố thời tiết, khí
hậu, điều kiện, môi trường sống. Thuốc dùng trong TMH rất đa dạng, có thể dụng
theo đường tại chỗ (xịt, nhỏ, bôi, phun Thuốc tai, ngậm, súc họng, xông họng -
mũi) hay toàn thân (uống, tiêm).
sử dụng Thuốc trong các bệnh
về TMH tuân thủ theo nguyên tắc chung trong điều trị. Tuy nhiên do những đặc
điểm khác biệt về bệnh học của TMH nên việc
sử dụng Thuốc trong điều trị các
bệnh về TMH cần lưu ý những điểm sau:
Nhỏ mũi
Đây là đường đưa Thuốc phổ
cập nhất. Trước khi nhỏ mũi cần làm sạch hết các chất dịch nhầy, mủ ứ đọng
trong hốc mũi bằng cách xì, xịt rửa sạch mũi bằng nước muối S*nh l* (NaCl 0,9%)
hoặc nước muối biển dạng xịt thì nhỏ Thuốc mới có tác dụng. Khi nhỏ mũi, tốt
nhất là tư thế nằm ngửa hoặc nằm ngửa đầu tối đa để Thuốc vào được trong hốc
mũi. Hướng đầu ống Thuốc ra phía ngoài và không để chạm vào mũi, cố gắng đưa
sâu trong hốc mũi độ 1cm, rồi nhỏ từ từ vài giọt, không nên nhỏ quá 5 giọt. Sau
khi nhỏ cần hít nhẹ hoặc day nhẹ lên cánh mũi để Thuốc được vào sâu trong hốc
mũi. Nhỏ các sản phẩm Thuốc đông dược bào chế từ hoa, lá, thảo mộc tươi, phải
bảo đảm dịch Thuốc này không có nấm, vi khuẩn, dị nguyên gây dị ứng. Nhỏ Thuốc
co mạch để tạo sự thông thoáng cho đường thở nhưng nếu nhỏ các Thuốc này nhiều
lần trong ngày, kéo dài liên tục nhiều ngày sẽ gây viêm mũi do Thuốc.
Các Thuốc nhỏ mũi thường được
dùng gồm: Thuốc sát khuẩn (NaCl 0,9%, argyrol 1% - 3%), Thuốc kháng viêm
(corticoid, corticoid phối hợp với kháng sinh), Thuốc co mạch (ephedrin 1%-3%,
naphtazolin 0,5% -1%, xylometazolin 0,05%-0,1%, oxymetazolin 0,05% - 0,1%...).
Nhỏ tai
Trước khi nhỏ Thuốc vào tai
cần lau, rửa, hút sạch chất đọng trong tai thì Thuốc mới có tác dụng. Khi nhỏ
tai nên để bệnh nhân nằm nghiêng hoặc ngồi nghiêng đầu hướng tai bị bệnh lên
trên.
Thuốc nhỏ tai về mùa lạnh hay
để trong tủ lạnh có nhiệt độ dưới 200C không nên nhỏ ngay vào tai dễ kích thích tiền đình, gây chóng mặt, buồn
nôn.
Các Thuốc nhỏ tai thường dùng
là cồn boric 5%, glycerin borat 5%, kháng sinh, corticoid dùng đơn chất hoặc
kháng sinh phối hợp với corticoid. Nước oxy già (H2O2) 10 đơn vị thể tích là
nước rửa tai. Khi rửa xong phải lau thật khô. Không được dùng như Thuốc nhỏ tai
sẽ gây hại đến niêm mạc tai.
Phun Thuốc tai
Các trường hợp chảy mủ tai,
có mùi hôi thường được điều trị bằng cách phun Thuốc tai. Phun một lớp Thuốc
mỏng đủ láng phần trong tai. Không nên phun nhiều bột Thuốc sẽ bít tắc đường
dẫn lưu, làm tai bị tổn hại nặng hơn. Kháng sinh được dùng nhiều nhất, chủ yếu
dưới dạng bột mịn. Không được cạo hoặc nghiền viên kháng sinh để rắc vào tai vì
bột không mịn, có tá dược kết dính, làm lấp lỗ thủng, mất dẫn lưu, tăng nguy cơ
gây viêm.
Súc họng
Mục đích là để phòng, chống
và điều trị bệnh viêm họng, amidan cấp và mạn. Súc họng đúng cách là ngậm một
ngụm nước hay dung dịch súc họng, ngửa cổ, há miệng kêu khà..khà..khà.. sau đó
ngậm miệng nghỉ một lát. Làm như vậy vài ba lần cho một lần súc họng. Không nên
ngậm vào rồi nhổ ra ngay, như vậy không đảm bảo sát khuẩn. Các Thuốc súc họng
thường dùng là bột BBM, nước muối S*nh l* 0,9%. Dung dịch súc họng phải có pH
kiềm tính nhẹ. Không nên dùng nước súc răng- miệng để súc họng vì các dung dịch
này thường có pH acid (toan tính). Trong môi trường acid vi khuẩn cộng sinh trở
thành có hại.
Xịt mũi-họng
Các loại Thuốc dạng phun mù
dùng trong TMH khá phổ biến ở nước ta với rất nhiều chủng loại và thành phần
khác nhau, nhưng đều có chung nguyên tắc là: khi xịt Thuốc sẽ được phun ra dưới
dạng các hạt Thuốc li ti. Các hạt Thuốc này sẽ vào sâu được trong hốc mũi,
xoang và đường hô hấp dưới. Để Thuốc đạt hiệu quả cao, trước khi xịt mũi, họng
nên xì mũi và hút sạch mũi hoặc súc họng để Thuốc tới được niêm mạc.
Có 2 loại bình phun: loại có
van định liều và loại phun liên tục. Loại có van định liều khi bấm nút mở van,
Thuốc được đẩy ra với một liều lượng xác định. Liều lượng cần điều trị được
tính theo số lần ấn nút. Loại không có van định liều, khi bấm nút mở van, Thuốc
được phun ra liên tục và chỉ ngừng khi bỏ tay, nút bấm sẽ trở về vị trí cũ và
van đóng lại. Lưu ý với các Thuốc xịt có corticoid, không nên xịt nhiều lần
trong ngày. Nếu bệnh mãn tính cần phải xịt một thời gian dài, liên tục, cần
phải theo dõi, cân nhắc tới tác động toàn thân của corticoid như khi uống hoặc
tiêm.
Khí dung
Đây là phương pháp điều trị
rất thông dụng, có kết quả tốt với các loại viêm cấp và mạn ở
mũi-xoang-họng-thanh quản. Các Thuốc sử dụng trong khí dung rất đa dạng, nên
việc lựa chọn Thuốc phải tùy theo yêu cầu điều trị. Thuốc phải không gây phản
ứng dị ứng, đảm bảo độ pH = 7-9, nồng độ Thuốc không quá cao. Khi phối hợp
nhiều loại phải tránh các tương kỵ dược lý và vật lý. Lượng dung dịch Thuốc cho
mỗi lần khí dung khoảng 3-4ml.
Xông họng-mũi
Sử dụng tinh dầu hoặc các
Thuốc bay hơi ở nhiệt độ thấp, khi cho vào bình nước ấm (500C- 700C) Thuốc sẽ
bay cùng hơi nước, hứng luồng hơi đó vào mũi, họng để sát khuẩn, giảm đau, phục
hồi niêm mạc họng-mũi.
Dùng bình xông hơi chuyên
dụng hoặc dùng một cốc hoặc bát đựng nước ấm để xông. Mỗi lần xông hơi trong
khoảng 10 phút. Mỗi ngày có thể xông 2-3 lần, xông liên tục vài ngày. Phương
pháp này đơn giản, dễ sử dụng nhưng có tác dụng tốt với viêm mũi-họng cấp.
Các bệnh về TMH là bệnh
thường gặp, bệnh làm giảm chất lượng cuộc sống. Thuốc dùng trong bệnh TMH rất
đa dạng. để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn, khi gặp các triệu chứng về
TMH cần đi khám chuyên khoa TMH để được chẩn đoán và chỉ định dùng Thuốc cho
phù hợp.
BS. Đặng Thị Trang