Tâm linh hôm nay

Sự sống sau cái Ch?t

Ngưỡng cửa của nguồn là im lặng. Nhưng bạn phải bước qua ngưỡng cửa vào phòng nơi hiện thực sinh ra. Ở đó bạn phát hiện ra rằng sáng tạo bắt nguồn từ tồn tại, ý thức và tiềm năng cho các rung động nảy sinh.

1. Nhà khoa học kể lại câu chuyện tâm linh

(Đọc trong Sự Sống Sau Cái Ch?t: Gánh Nặng Chứng Minh; Deepak Chopra; tiến sĩ y học; được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 anh hùng và biểu tượng của thế kỉ XX. Dịch giả: Trần Quang Hưng; NXB Văn Hoá Sài Gòn, 2010).

(Ông nói: Trường ý thức là cơ sở của mọi hiện tượng trong tự nhiên bởi vì khe hở tồn tại giữa mọi electron, mọi ý nghĩ, mọi khoảnh khắc thời gian. Khe hở là điểm khống chế, sự tĩnh lặng ở tâm của sáng tạo, nơi vũ trụ liên kết mọi sự kiện).

Câu chuyện, đã trở thành nổi tiếng trong tài liệu cận tử, thuộc về một nghệ sĩ tên là Mellen-Thomas Benedict Ch?t vì u não năm 1982. Việc ông Ch?t một tiếng rưỡi rồi hồi tỉnh thật không thể tin được đối với các tiêu chuẩn phương Tây. Trong Phật giáo Tây Tạng ông có thể được coi là một delog, và các kinh nghiệm của Benedict chi tiết như mọi câu chuyện của các delog khác. Tôi sẽ kể chi tiết câu chuyện này vì cuộc du hành của Benedict thực sự đã cung cấp cả một bách khoa toàn thư về cõi sau sự sống.

Ông phát hiện ra mình ở bên ngoài thể xác, nhận biết rằng thi thể vẫn nằm trên giường. Lĩnh hội mở rộng-ông có thể nhìn bên trên, xung quanh và bên dưới ngôi nhà của mình-và ông cảm thấy mình bị bao bọc trong bóng tối, nhưng chẳng bao lâu một ánh sáng chói lòa trở nên rõ rệt. Ông di chuyển về hướng ánh sáng, biết rằng nếu rơi vào đó ông sẽ Ch?t.

Tại điểm này, Benedict đã ra một quyết định kinh ngạc. Ông đề nghị kinh nghiệm dừng lại và nó dừng lại. Việc ông tìm cách khống chế những gì xảy ra sau cái Ch?t có thể không làm một rishi ngạc nhiên, nhưng nó gần như duy nhất trong tài liệu cận tử.

Benedict ra lệnh dừng lại như vậy để ông có thể nói chuyện với ánh sáng. Trong khi ông hành động như vậy, ánh sáng thay đổi hình dạng liên tục, khi thì tạo nên hình Chúa Trời hay đức Phật, khi thì chuyển thành các hình thù phức tạp như đàn tràng mandala hoặc các hình ảnh nguyên bản và các kí hiệu như ông muốn.

Ánh sáng nói với ông (hay chính xác hơn là truyền thông tin vào tâm trí ông) rằng người Ch?t được cho “một vòng liên hệ ngược” của các hình ảnh tương xứng với hệ thống tín ngưỡng riêng họ: tín đồ Thiên Chúa giáo nhìn thấy các hình ảnh Thiên Chúa giáo, Phật tử nhìn thấy các hình ảnh Phật giáo… Là một cái vòng, người Ch?t có thể đi vào bên trong kinh nghiệm và tạo hình nó, như Benedict đã làm. (Ánh sáng giải thích rằng ông là một ca hiếm; đa số người ta đi tiếp mà không hỏi gì cả).

Việc Benedict nhìn thấy nhiều hình ảnh hoán đổi nhau có thể liên quan tới niềm say mê các tôn giáo và truyền thống tâm linh của thế giới sau khi ông bị chẩn đoán mắc ung thư. Sau đó Benedict nhận ra cái ông nhìn thấy thực ra là ma trận Bản Ngã Tối Cao, mà ông mô tả là “mandala của linh hồn con người”; chính là hình mẫu vũ trụ của ý thức.

Ông nhận ra mỗi người có Bản Ngã Tối Cao là siêu linh mà cũng là kinh mạch trở về nguồn. Những thuật ngữ này, gần như không thay đổi, nghe giống Vedanta thuần túy. Điều này gây nên sự ngờ vực, bởi vì Benedict có thể bị các kinh sách Ấn Độ ông đọc cách đó không lâu ảnh hưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, về phía ông, kinh nghiệm đã trải qua là hoàn toàn bột phát và hiện thực.

* Nghiệp có thể chuyển thành chiếc chìa khóa để tìm hiểu chính bộ não. Các nhà thần kinh học lúng túng trước cái họ gọi là “hiệu ứng liên kết”, một lực lượng huyền bí kết nối các vùng khác nhau trong não lại. (…).

(…) Chúng ta đều mang trong tâm trí mình một cơ sở dữ liệu thông tin rộng lớn mà chúng ta coi là nền tảng. Cơ sở dữ liệu này nắm giữ mọi thứ quan trọng mà chúng ta tin tưởng về thế giới. Đó là thế giới quan của chúng ta. Chúng ta phụ thuộc vào nó để sống sót thậm chí một thời gian ngắn. Các niềm tin phát triển qua nhiều thế kỉ, và do vậy một số nhà nghiên cứu coi niềm tin như bản thể dạng “gene ảo” trở thành các đặc tính cố định của bộ não. (…).

(…) Thế giới quan cung cấp lối mòn cho hành vi, không may là nhiều khi nguy hiểm. Các đặc tính như chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và sự hiếu chiến tồn tại như các phản xạ tự nhiên. (…). Đây chính là cái Bhagavad-Gita ngụ ý với tên gọi là hiệu ứng trói buộc của nghiệp. (…). (Deepar Chopra-tiến sĩ y học, giảng dạy ở Đại học Boston. Sự sống sau cái Ch?t: gánh nặng chứng minh; Trần Quang Hưng dịch).

* Cho tới đây chúng ta chỉ mới nói cái tác dụng bóp méo của dồn ép; còn một phương diện nữa mà ta phải đề cập đến không đưa đến bóp méo, nhưng biến một kinh nghiệm thành phi thực bằng tác động của não. (…).

Tiến trình tác động óc não này được nối kết với tính chất mơ hồ của ngôn ngữ. Ngay khi tôi bày tỏ một cái gì bằng một chữ, một sự vong thân xảy ra, và trọn cả cái kinh nghiệm đã bị cái chữ ấy thay thế. Trọn cái kinh nghiệm chỉ thực sự hiện hữu vào cái giây phút nó được biểu thị bằng ngôn ngữ. Cái tiến trình thông thường của tác động óc não tỏa rộng và mãnh liệt trong văn hóa hiện đại hơn bất cứ lúc nào trước đây trong lịch sử. Chính vì càng ngày người ta càng đề cao kiến thức trí năng (…). (Erich Fromm-nhà phân tâm học. Thiền và phân tâm học (nhiều tác giả); Như Hạnh dịch).

* Dĩ nhiên chúng ta phải sử dụng các ngôn từ khi một điều gì đó được truyền đạt từ người này sang người khác, nhưng các ngôn từ chỉ là sự nêu trỏ suông chứ không phải là chính sự thực. Như kinh bảo, chúng ta phải dùng đến ngọn đèn ngôn từ để đi vào trong cái chân lí nội tại của kinh nghiệm vượt khỏi ngôn từ và tư tưởng.

Nhưng quả thực là hoàn toàn khờ dại khi tưởng ra rằng ngọn đèn ấy là mọi sự. (Daisetz Teitaro Suzuki-thiền sư học giả. Nghiên cứu Kinh Lăng Già; Thích Chơn Thiện & Trần Tuấn Mẫn dịch).

* Một vài năm trước đây, một thí nghiệm với các con mèo con đã được các nhà khoa học tại Trường y khoa Harward thực hiện. Ngay từ khi sinh ra, người ta đã nuôi một số mèo trong một khu vực sơn bằng các vạch kẻ ngang; tất cả các tác nhân kích thích thị giác trong môi trường của chúng đều nằm ngang. Một nhóm khác được nuôi trong một khu vực với các vạch kẻ sọc thẳng, và đó là tất cả những gì mà chúng có thể nhìn thấy.

Khi những con mèo này lớn lên, trở thành những con mèo già khôn ngoan; còn những con mèo chỉ tiếp xúc với những vạch ngang thì chỉ nhìn thấy thế giới nằm ngang, ví dụ như chúng va đụng vào những chân đồ đạc như thể những cái chân này không có ở đó. Những con mèo được nuôi dưỡng trong thế giới thẳng đứng cũng gặp vấn đề tương tự với thế giới ngang.

Lẽ đương nhiên những điều này không có gì liên quan đến hệ thống lòng tin ở những con mèo này. Khi người ta nghiên cứu trí não của chúng, một nhóm mèo sẽ không có sự nối kết liên thần kinh để nhìn thấy thế giới ngang, còn nhóm kia cũng không có sự nối kết liên thần kinh để nhìn thấy thế giới thẳng đứng.

Sự trải nghiệm giác quan ban đầu của những chú mèo này và cách thức chúng hiểu sự trải nghiệm đó theo nhận thức của chúng ngay từ những ngày đầu mới sinh khi thị lực của chúng phát triển, đã thực sự hình thành sự phân tách hệ thần kinh của chúng. Rốt cục, những chú mèo này chỉ nhận biết được những gì mà người ta đã tạo ra cho chúng và chúng nhận biết được lập tức.

Một số nhà tâm lí học đã có thuật ngữ rất thú vị về hiện tượng này - họ gọi nó là “sự cam kết nhận thức sớm”. Sớm là vì chúng ta tiến hành việc này ngay từ giai đoạn đầu cuộc sống của chúng. Nhận thức là vì nó ảnh hưởng đến sự phân tách hệ thần kinh mà chúng ta nhận ra hay nhận biết về thế giới. Và sự cam kết là vì nó cam kết với chúng ta một thực tế nhất định.

Một số nhà khoa học có thể nói với bạn rằng ngay lúc này hệ thần kinh bạn đang sử dụng sẽ tiếp nhận dưới một phần tỉ của các tác nhân kích thích hiện hữu. Các tác nhân kích thích mà hệ thần kinh của bạn tiếp nhận được là những tác nhân tăng cường sự vận động, ý tưởng, cách hiểu của bạn về những gì mà bạn nghĩ là tồn tại ngoài kia.

Nếu bạn đã có cam kết với thực tế thì những thứ mà tồn tại bên ngoài khung cam kết sẽ bị hệ thần kinh của bạn loại ra, hệ thần kinh mà bạn sử dụng để tạo ra sự quan sát.

Tuỳ thuộc vào loại cơ quan thụ cảm mà bạn có, tuỳ thuộc vào loại hình các sự quan sát mà bạn muốn tạo ra và các câu hỏi mà bạn tự hỏi khi bạn tạo ra những quan sát này, tuỳ thuộc vào tất cả những điều đó, bạn tiếp nhận một phần giới hạn nhất định của thực tế. Rốt cục, hệ thần kinh của con người chỉ có thể tiếp nhận bước sóng ánh sáng từ 400 đến 750 nanomet. Và nếu chúng ta ngẫu nhiên đồng ý với các quan sát từ các giác quan của chúng ta và sự lí giải cho những quan sát này, thì chúng ta đã tạo ra một khuôn khổ cho những lí giải mà chúng ta thống nhất.

Chúng tôi gọi phương pháp này là “khoa học”. Chúng tôi thường coi khoa học như là một phương pháp khám phá sự thật khi mà trên thực tế, khoa học - như cách nó được kết cấu và hoạt động cho đến nay - thực sự cũng chẳng phải là một phương pháp để khám phá sự thật. Nói đúng hơn, nó là một phương pháp khám phá khung khái niệm hiện tại của chúng ta về những gì chúng ta cho là sự thật. (…). (Deepak Chopra-tiến sĩ y học. Vật lí lượng tử và ý thức (Trí tuệ nổi trội); Vũ Thị Hồng Việt dịch).

* Nền vật lí này bây giờ đã thấy vũ trụ là một mạng lưới với những liên quan vật chất và tâm linh chằng chịt, mà các phần tử chỉ được định nghĩa trong mối tương quan với cái toàn thể.

(…) Ngày nay vật lí hiện đại đã phát triển một thái độ rất khác. Nhà vật lí đã nhìn nhận rằng, tất cả lí thuyết của họ về hiện tượng tự nhiên, kể cả những quy luật mà họ mô tả, tất cả đều do đầu óc con người sáng tạo ra; tất cả là tính chất của hình dung của chính chúng ta về thực tại, chứ không phải bản thân thực tại.

(…) Trong vật lí lượng tử, người quan sát và vật bị quan sát không thể chia cắt, nhưng hai cái đó tiếp tục bị phân biệt. Còn trong đạo học, trong sự thiền định sâu xa thì sự phân biệt giữa người quan sát và vật bị quan sát hoàn toàn xoá nhoà, trong đó người và vật hoà nhập làm một.

(…) Sự thay đổi thế giới quan đang diễn ra sẽ chứa đựng một sự thay đổi sâu sắc về giá trị; thực tế là sự thay đổi từ tâm can - từ ý định ngự trị và điều khiển thiên nhiên đến một thái độ hợp tác và bất bạo động. (Fritjof Capra-giáo sư tiến sĩ vật lí. Đạo của vật lí; Nguyễn Tường Bách dịch).

* (…) Dần dà trong quá trình tiến hoá trong thế giới tế vi xuất hiện đu-khơ – là khối năng lượng tâm thần kết đông dưới dạng các trường xoắn có thể bảo toàn vĩnh cửu trong mình một khối lượng thông tin to lớn. Nhiều đu-khơ tạo thành giữa chúng những mối liên hệ thông tin và tạo ra Không gian thông tin toàn thể, tức Cõi kia (…).

(…) Liệu con người trong thế giới vật thể có thể sống thiếu Cõi kia không? Sau khi tạo bộ gen và nhờ đó tiến hành quá trình tái tạo con người (sinh đẻ đứa trẻ) trên Trái đất, đu-khơ giữ lại cho mình chức năng tư duy chủ yếu. Trong quan niệm tôn giáo, khi đứa bé chào đời đu-khơ nhập vào đứa trẻ và ấn định những năng lực tư duy chủ yếu của con người.

Nghĩa là, chúng ta suy nghĩ chủ yếu nhờ vào đu-khơ sống ở thế giới tế vi. Nhờ năng lượng thế giới vật thể (ăn uống) não người có khả năng vặn các trường xoắn của thế giới tế vi và như vậy hỗ trợ đu-khơ trong quá trình tư duy.

Ngoài ra, não còn tạo các trường xoắn phụ hình thành đu-sa (sinh trường) ở dạng các thể thanh bai và các thể khác hỗ trợ cơ thể người hoạt động. Sau khi xác thân Ch?t, nhiều bộ phận tạo thành đu-sa (các thể thanh bai) cũng bị phá huỷ, còn lại đu-khơ thì bay về Cõi kia và tiếp tục sống ở thế giới tế vi để rồi lúc nào đó lại bước vào kiếp mới. Vậy là con người, sau khi được tạo ra trong thế giới vật thể nhờ các “nỗ lực” của thế giới tế vi, là sự kết hợp các hình thái sự sống ở thế giới vật thể và thế giới tế vi.

Mọi ngưòi đều biết rõ khái niệm karma (nghiệp), tức là các “vết tích” của các tiền kiếp để lại trong đu-khơ. Giai đoạn trần thế ở thế giới vật thể, đu-khơ có thể hoàn thiện mà cũng có thể thoái hoá. (…) Chính con người khác biệt với con vật ở chỗ: bộ máy tư duy của con người có nhiệm vụ hoàn thiện đu-khơ (đưa vào đó nhiều thông tin xây dựng) và bằng cách đó, hoàn thiện hình thái sự sống ở thế giới tế vi. Nói cách khác, là đứa con thể xác của sự sống nơi thế giới tế vi, con người có sứ mệnh thông qua thế giới vật thể thúc đẩy sự tiến bộ nơi thế giới tế vi. Con người được tạo ra cũng là bởi lẽ đó. (…)

(…) Sự sống và cái Ch?t thay đổi luôn là để nhanh chóng thay con người độc ác, ích kỉ và hám danh bằng một người khác với hi vọng, sau khi con người ở Cõi kia bị thần linh “trừng phạt” sẽ đầu thai tái sinh trở thành người tốt hơn, thiện hơn. Vì vậy có lẽ huyền thoại về địa ngục và thiên đường có cơ sở. (Erơnơ Munđasep-nhà bác học lớn quốc tế. Chúng ta thoát thai từ đâu; Hoàng Giang dịch).

3. Một số trích đoạn (tùy hứng) từ một tác phẩm có giá trị lớn của ngài Deepak Chopra – một nhà khoa học đáng kính, một hành giả có sự chứng ngộ. (*)

(Các trích đoạn này góp thêm cảm hứng thăng hoa tâm trí đại thừa, giác ngộ).

* (…) Vũ trụ mà tôi và bạn thể nghiệm bây giờ, với cây cối, nhà máy, con người, nhà cửa, xe cộ, hành tinh và các thiên hà, chính là ý thức biểu hiện ở một tần số đặc biệt nào đó. Đâu đó trong thời không có những bình diện khác nhau đồng thời tồn tại. (…) Các bình diện tồn tại khác nhau tương ứng với các tần số ý thức khác nhau.

Thế giới vật chất chỉ là biểu hiện của một tần số nhất định. (…) Thế kỉ 20, khoa học phương Tây tìm hiểu ra rằng mọi vật thể rắn thực ra đều được tạo nên bởi những rung động vô hình. (…) Cũng đúng như các bình diện khác nhau của vật chất, tinh thần cũng có những bình diện khác nhau. (…) Nếu Trái đất là bình diện tinh thần đậm đặc, thì chắc chắn phải có những bình diện tinh thần cao hơn, chúng tôi gọi là Loka, mà giới thần bí học phương Tây biết đến như “bình diện siêu hình”. Các bình diện siêu hình có số lượng dường như vô tận này chia ra thành các thế giới siêu hình cao hơn và thấp hơn, và thậm chí thế giới thấp nhất cũng rung động với tần số cao hơn thế giới vật chất.

* Để tìm ra vật chất và năng lượng đến từ đâu, vật lí học thừa nhận một trường vũ trụ chứa đựng không chỉ những gì chúng ta quan sát thấy mà cả mọi thứ có khả năng tồn tại. Vật lí hiện đại thấy thật dễ dàng làm thế giới vật chất biến mất trong hư vô, nhưng điều này gây hoang mang, cũng hoang moang như sự biến mất của người Ch?t. Đây là cách biến mất của hòn đá, cây cối, hành tinh hay hệ thiên hà hoạt động.

Trước hết, hòn đá, cây cối hay hành tinh biến mất khỏi tầm nhìn khi các nhà khoa học nhận ra rằng các vật chất thể rắn được tạo nên từ các nguyên tử không thể phát hiện bằng mắt thường.

Thứ hai, các nguyên tử biến mất khi người ta phát hiện ra rằng chúng được tạo nên từ năng lượng, đơn giản là các rung động trong trống rỗng.

Cuối cùng, năng lượng biến mất khi người ta phát hiện ra rằng các rung động là sự kích thích tạm thời trong một trường và trường đó tự nó không rung động mà duy trì một “điểm không” phẳng và bất biến. (…).

(…) Hỗn nguyên vì sao không hoàn toàn chiếm ưu thế thực sự vẫn là một bí ẩn lớn chỉ có thể được lí giải bởi Akasha (trường ý thức). (…). Các rishi tập trung vào ý thức như một nguyên lí vũ trụ. Nhưng để có một vũ trụ biết tư duy, họ cần phải giải thích trí tuệ vũ trụ hoạt động như thế nào, tự duy trì và tự tổ chức tư duy ra sao. Nếu “trường trí tuệ” hoàn toàn ổn định, nó sẽ là một vùng Ch?t, hoặc nhiều nhất là chứa một tiếng ồn liên tục, vô nghĩa. (…).

(…) Từng bước một, vật lí học bị lôi cuốn vào hư vô bởi vì không có gì trong thế giới hữu hình phù hợp để giải thích điều cần được giải thích. Điểm không trở thành “trường của trường” chứa đựng mọi hạt vô hình, hoặc ảo, trong vũ trụ. Theo tính toán, điểm không chứa năng lượng 10 lũy thừa 40 lần nhiều hơn vũ trụ hữu hình-tức là 40 số không sau số 1. Hư vô trở thành sự trao đổi năng lượng sôi sục, không chỉ giữa các photon và electron mà trong mọi sự kiện lượng tử có thể hình dung được. Đột nhiên cái vô hình trở nên mạnh mẽ hơn cái hữu hình một cách lạ thường. Nhưng với cách đó “trường của trường” có giống tâm trí, điều mà các rishi đang tìm kiếm hay không?

(…) Cái thực tế rằng những khoảng không, hay khe hở, giữa các vật liệu gene thật là quan trọng đưa chúng ta trở lại hư vô, nơi có cái gì đó sắp xếp các sự kiện ngẫu nhiên sao cho chúng có ý nghĩa.

(…) Có những việc khác mà trí óc có thể thực hiện tương tự như trong vũ trụ. Trí óc có thể theo dõi hai sự kiện riêng biệt trong thời gian-ví dụ chúng ta làm thế nào nhận ra một khuôn mặt đã nhìn thấy vài năm trước.

Tương tự như vậy, vũ trụ theo dõi hai electron trong một đôi bất kì. Chúng sẽ luôn luôn là một đôi thậm chí chúng cách xa nhau hàng triệu năm ánh sáng. Thật lạ thường, nếu một electron trong đôi thay đổi vị trí hay trục quay thì cái khác trong đôi cũng thay đổi cùng một lúc mà không cần phải truyền một tín hiệu nào đó du hành qua không gian. Trường Điểm Không truyền tin không theo thời gian, khoảng cách hay vận tốc ánh sáng. (…).

(…) Vì mục đích tìm kiếm bằng chứng cho cõi sau sự sống, việc chỉ ra ý thức tồn tại khắp nơi là vấn đề sống còn, bởi vì lúc đó không có nơi nào chúng ta đến sau khi Ch?t mà không có ý thức.

(…) Nếu tâm trí của chúng ta có thể thay đổi trường lượng tử thì sao? Khi đó chúng ta sẽ có mối liên kết giữa hai mô hình, tư duy và vật chất. Mối liên kết này đã được thực sự đưa ra bởi Helmut Schmidt, một nhà nghiên cứu làm việc cho phòng thí nghiệm không gian của hãng Boeing tại Seattle. (…) Schmidt đã chứng tỏ rằng một người quan sát có thể thay đổi hoạt động trong trường lượng tử bằng việc chỉ sử dụng tâm trí, điều này ủng hộ khả năng tại một tầng sâu nào đó tư duy và vật chất là một. Khẳng định của các rishi rằng chúng ta nằm trong trường Akasha (trường ý thức) có vẻ đáng tin hơn, nó khiến cho khả năng chúng ta không rời bỏ trường này sau khi Ch?t cũng trở nên đáng tin hơn; nếu không chúng ta sẽ là thứ duy nhất trong Tự nhiên không là thành phần của trường này. (…).

(…) “Ở cấp độ sâu sắc nhất, các nghiên cứu (Princeton) cũng giả định rằng hiện thực do mỗi người trong chúng ta tạo ra duy chỉ bằng sự chú ý của mình. Ở cấp thấp nhất của tư duy và vật chất, mỗi người trong chúng ta đang sáng tạo thế giới”. (L.M.Taggart). (…).

(…) Akasha có thể được lí giải là một vùng nơi tâm trí hoạt động.

(…) Thứ gì đó sắp xếp chính xác đến vậy điều cần một nguyên lí để giữ chúng cùng nhau và một môi trường để đưa thông tin từ một đầu của tạo hóa đến đầu kia. Khái niệm cũ về thinh không không đủ, nhưng Akasha (trường ý thức) thì đủ.

(…) Mỗi rung động gửi những tín hiệu qua trường, và đến lượt mình trường gửi các tín hiệu ngược lại. Vũ trụ, hóa ra liên tục tự giám sát mình bằng cách phối hợp mọi rung động xảy ra bất cứ đâu trong vùng hữu hình hay vô hình.

(…) Chỉ dưới sự quan sát, một electron nhảy từ hiện thực ảo vào vũ trụ hữu hình, và hễ khi người quan sát ngừng nhìn, nó lại rơi ngược vào trường.

(…) Các rishi tuyên bố rằng Ch?t cho phép chúng ta nhìn thấy hiện thực vĩnh hằng rõ ràng và tham gia vào nó đầy đủ hơn. Trong cơ cấu của Laszlo, trường Akasha (trường ý thức) hoạt động y hệt đối với mọi vật chất, năng lượng và thông tin. Các tương tác của chúng trong vũ trụ hữu hình là những phản ánh của các mối liên hệ vô hình có tầm quan trọng lớn hơn nhiều xảy ra ngoài sân khấu. (…).

(…) Khi bạn xem ti vi, cái gì hiện thực hơn, hình ảnh bạn nhìn thấy hay là trạm phát tín hiệu? Tất nhiên là trạm phát hiện thực hơn, bức tranh chỉ là hình ảnh. Tương tự như vậy, Laszlo nói, Trường Điểm Không-Akasha-hiện thực hơn vũ trụ hữu hình. Akasha (trường ý thức) tổ chức và phối hợp mọi phóng chiếu chúng ta gọi là thời gian, không gian, vật chất và năng lượng. (…).

(…) Đặt vào các điều kiện của loài người, chúng ta không cần phải sợ cái Ch?t là một hành vi biến mất bởi vì sự sống luôn là một. Điều chúng ta quý nhất trong chính mình, khả năng của chúng ta suy nghĩ và cảm nhận, không phải có từ lúc đi vào thế giới vật chất. Nó được chiếu vào thế giới vật chất từ một nguồn, Trường Điểm Không, là gốc rễ của ý thức, mở rộng hàng tỉ năm về trước và hàng tỉ năm về sau có thể dự đoán được. Hoàn toàn không phải là nhãn quan tôn giáo, mô hình này giải thích vũ trụ tốt hơn bất kì mô hình nào khác, và cho chúng ta thứ mà các rishi và các nhà vật lí học hiện đại đòi hỏi: cây cầu bắc giữa tư duy và vật chất.

* Ngưỡng cửa của nguồn là im lặng. Nhưng bạn phải bước qua ngưỡng cửa vào phòng nơi hiện thực sinh ra. Ở đó bạn phát hiện ra rằng sáng tạo bắt nguồn từ tồn tại, ý thức và tiềm năng cho các rung động nảy sinh. Ba điều này hiện thực nhất trong vũ trụ bởi vì tất cả cái khác chúng ta gọi là hiện thực đều từ đó mà ra. (…).

(…) Hiện nay quần chúng được biết rõ là các nghiên cứu về cầu nguyện chứng nhận là nó có tác dụng. Trong một thí nghiệm đặc trưng, những người tình nguyện, thường chọn trong các nhóm nhà thờ, được đề nghị cầu nguyện cho người ốm trong bệnh viện. (…) . Kết quả của các thí nghiệm này lạc quan đến kinh ngạc. Trong một trường hợp biết rõ nhất, tiến hành tại Đại học Tổng hợp Duke ở Bắc Carolina, các bệnh nhân được cầu nguyện nhanh chóng phục hồi hơn và có ít di chứng hơn các bệnh nhân không được cầu nguyện. Ở đây chúng ta có thêm một chứng minh là tất cả chúng ta được kết nối với nhau trong cùng một trường ý thức. Các đặc tính của trường này vận hành lúc này và ở đây:

Trường hoạt động như một tổng thể.

Nó liên kết các sự kiện cách xa ngay tức thời.

Nó nhớ mọi sự kiện.

Nó tồn tại ngoài thời gian và không gian.

Nó sáng tạo toàn vẹn bên trong mình.

Sáng tạo của nó lớn lên và mở rộng theo hướng tiến hóa.

Nó là ý thức.

(…)Trường ý thức là cơ sở của mọi hiện tượng trong tự nhiên bởi vì khe hở tồn tại giữa mọi electron, mọi ý nghĩ, mọi khoảnh khắc thời gian. Khe hở là điểm khống chế, sự tĩnh lặng ở tâm của sáng tạo, nơi vũ trụ liên kết mọi sự kiện.

(…) Chúng ta cần nhớ nguồn gốc chung của mình. Tinh thần con người suy thoái khi chúng ta hạn chế mình trong một kiếp người và giam trong một thể xác. Trước hết chúng ta là tâm trí và tinh thần, và điều đó đặt ngôi nhà của chúng ta ra sau các vì sao.

Biết rằng rồi một ngày mình sẽ quay về vùng để tìm nguồn gốc khiến tôi tự tin vô hạn vào mục tiêu cuộc sống. Cũng nhiệt thành như một tín đồ sùng đạo, tôi tin vào quan niệm này. Lòng tin của tôi luôn đổi mới mỗi lúc tôi có một khoảnh khắc chứng nghiệm đưa tôi chạm đến sự tĩnh lặng tồn tại của chính mình. Khi đó tôi không còn mảy may sợ hãi cái Ch?t – mà thực ra, tôi đang chạm vào cái Ch?t ngay lúc này, một cách vui vẻ. Nhà thơ Tagore nói về nó hết sức xúc động:

“(…) Và bởi vì tôi yêu cuộc sống này / Tôi cũng sẽ yêu luôn cái Ch?t”.

* Khoa học ủng hộ tuyên bố rằng trường có khả năng nhảy vọt sáng tạo và chuyển hóa vô tận. (…).

(…) Hóa ra nếu anh chỉ cần nghĩ về cỗ máy SQUID, không hề tìm cách thay đổi nó, thiết bị ghi cho thấy sự thay đổi trong từ trường xung quanh. (…).

* (…) Những người nghi ngờ khả năng tâm linh đặc dị làm ngơ trước vô số những nghiên cứu cho thấy ý nghĩ thông thường có thể thực sự tác động đến thế giới. Điều này đặc biệt quan trọng nếu tâm trí là trường.

* (…) Các bậc thánh nhân và hiền nhân có đặc quyền hiện diện đi đó đây tự do trong các cõi siêu hình mà không bị hạn chế bởi các ham muốn. Những linh hồn bấn loạn mắc kẹt giữa hai thế giới, và nếu những người thương yêu bị bỏ lại cứ cầu nguyện gọi hồn, cứ đau khổ, hoặc toan tính tiếp xúc với người đã mất, linh hồn sẽ tiếp tục xốn xang.

* (…) Khoa học trong thời đại vật lí lượng tử không phủ nhận sự tồn tại của các thế giới vô hình. Hoàn toàn ngược lại.

* (…) Tiếp theo, như người Ch?t đuối nhìn thấy cả cuộc đời mình trôi qua trước mắt, nghiệp của một người bung ra như chỉ gỡ khỏi suốt, và các sự kiện của cuộc đời này diễu ngược lại qua màn ảnh của tâm trí. Bạn thể nghiệm lại tất cả các thời điểm trọng đại từ khi sinh ra, chỉ có điều lúc này rất sinh động và rõ ràng khiến bạn nhìn thấy chính xác từng thời điểm có nghĩa gì. Cái đúng và sai cũng hiển hiện rõ ràng, không có sự tha thứ hay những giải thích duy lí. Bạn chịu trách nhiệm cho mọi điều đã làm. (…).

* Có thể là ý thức không nằm trong bộ não. Đó là một khả năng gây sửng sốt, nhưng phù hợp với truyền thống tâm linh cổ đại nhất thế giới.

(…) Điều làm cho sự đảo ngược này quan trọng là nó phù hợp thực tế. Các nhà thần kinh học chứng thực rằng đơn giản một ý định, một hành vi có mục đích của ý chí có thể thay đổi bộ não. Ví dụ những nạn nhân đột quỵ, có thể ép mình, với sự giúp đỡ của bác sĩ, chỉ sử dụng tay phải của họ nếu chứng liệt xảy ra về bên đó của cơ thể. (…).

* (…) Ramana học cách nhập nội trong cái định để thể nghiệm im lặng, và sau nhiều năm, nó đến với anh, nơi giải thoát khỏi hoạt động thường xuyên của tâm trí. (…).

(*): (Trích trong Sự Sống Sau Cái Ch?t: Gánh Nặng Chứng Minh; tác giả: Deepak Chopra; dịch giả Trần Quang Hưng; NXB Văn Hóa Sài Gòn, 2010 ).

Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn) sưu tầm

Lê Bá Bôn

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/su-song-sau-cai-chet-d12664.html)

Chủ đề liên quan:

cái chết sự sống

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY