Nội Thận - Tiết niệu hôm nay

Chuyên khám, điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu (gồm thận - niệu quản - bàng quang - niệu đạo), và các bệnh lý về tuyến tiền liệt ở nam giới theo phương pháp nội khoa. Các bệnh lý phổ biến thuộc khoa Nội Thận - Tiết niệu như: tiểu không tự chủ, ung thư thận, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt,...

Suy thận giai đoạn cuối “tàn phá” cơ thể ra sao?

Suy thận giai đoạn cuối (giai đoạn 5) là mức độ nghiêm trọng nhất của bệnh và có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Lúc này chức năng thận chỉ được dưới 10%, GFR < 15ml/phút.

bệnh suy thận giai đoạn cuối được xem là hậu quả xảy ra chúng ta không kiểm soát tốt các vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, cao huyết áp, viêm cầu thận… khi được chẩn đoán bị suy thận ở giai đoạn này, người bệnh thường được chạy thận nhân tạo, ghép thận kết hợp dùng Thu*c để điều trị và giảm nhẹ triệu chứng.

Bệnh suy thận giai đoạn cuối là gì?

Bệnh suy thận giai đoạn cuối ( suy thận giai đoạn 5 ) chỉ tình trạng suy giảm chức năng thận xuống dưới mức 10% so với khả năng hoạt động khi thận còn khỏe mạnh. lúc này thận thể đào thải được hết chất lỏng, các chất điện giải dư thừa và chất độc hại ra khỏi máu khiến bệnh nhân phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Một số người gọi căn bệnh này là bệnh suy thận mãn tính giai đoạn cuối hoặc suy thận mạn giai đoạn cuối. Để xác định bệnh ở giai đoạn này, các bác sĩ chuyên khoa thường dựa vào độ lọc cầu thận ước đoán – GFR . Bệnh nhân được chuẩn đoán bị suy thận ở giai đoạn cuối khi chỉ số GFR < 15ml/phút.

Triệu chứng suy thận mạn giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối của suy thận, người bệnh có thể gặp rất nhiều triệu chứng khó chịu. chúng bao gồm:

    Buồn nôn và nôn ói

Có thể thấy các dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối rất dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh thông thường khác. điều này khiến nhiều người chủ quan không đi khám, cho tới khi phát hiện ra bệnh thì đã quá muộn. do vậy, bạn nên chủ động thăm khám ngay khi bản thân có một trong các triệu chứng bất thường tương tự như trên.

Nguyên nhân gây bệnh suy thận giai đoạn cuối

Suy thận xảy ra khi bệnh nhân gặp một số vấn đề sức khỏe kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng thận, khiến tổn thương thận ngày càng nặng, sau nhiều năm sẽ tiến triển đến giai đoạn cuối của suy thận.

Các vấn đề có liên quan đến sự xuất hiện của bệnh suy thận giai đoạn 5 bao gồm:

    Bệnh đái tháo đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 khiến nồng độ đường trong máu tăng cao và làm tăng gánh nặng cho thận.

Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận giai đoạn cuối như béo phì, hút Thu*c lá, mắc bệnh lý tim mạch, lớn tuổi, bất thường trong cấu trúc thận, tiền sử gia đình từng có người bị suy thận mạn.

Các biến chứng suy thận mạn giai đoạn cuối

Một khi thận đã bị suy thì không thể khôi phục lại được. người bị suy thận giai đoạn cuối phải đối mặt với nhiều biến chứng ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trên cơ thể như:

    Thiếu máu do thận giảm sản xuất erythropoietin – một loại hóc môn tham gia vào quá trình tái tạo tế bào hồng cầu.

Việc chẩn đoán sớm bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời có thể giúp bệnh nhân hạn chế được các biến chứng nguy hiểm và kéo dài tuổi thọ.

Phương pháp chẩn đoán bệnh suy thận mãn tính giai đoạn cuối

Các kỹ thuật được thực hiện để xác định bệnh thận ở giai đoạn cuối bao gồm:

    Khám lâm sàng và kiểm tra sức khỏe tổng quát:

Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân cung cấp tất cả các triệu chứng đang gặp phải. Bao gồm các triệu chứng liên quan đến thận hoặc các biểu hiện ở bộ phận khác trong cơ thể. Các vấn đề khác như lịch sử sức khỏe của cá nhân và gia đình, các loại Thu*c, vitamin và chất bổ sung mà người bệnh đang dùng cũng cần được đề cập đến.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp, chiều cao, cân nặng, nghe nhịp tim, đồng thời kiểm tra thần kinh để làm cơ sở chẩn đoán bệnh.

    Xét nghiệm máu:

Giúp xác định nồng độ creatinine và urê nhằm đánh giá được lượng chất thải tồn đọng trong máu.

    Xét nghiệm nước tiểu:

Mục đích của kỹ thuật này là để kiểm tra mức độ protein albumin trong nước tiểu. Ở người bị suy thận, chỉ số albumin sẽ cao bất thường.

    Xét nghiệm hình ảnh:

Một số xét nghiệm hình ảnh như siêu âm thận, chụp MRI, chụp  CT Scan có thể giúp đánh giá cấu phát hiện những bất thường trong cấu trúc và đo được kích thước hai quả thận.

    Sinh thiết thận:

Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô trong thận của người bệnh và soi dưới kính hiển vi. Kỹ thuật này cho phép xác định được vấn đề thận đang gặp phải cũng như tổn thương ở thận.

Các xét nghiệm trên có thể được tiến hành lặp lại nhiều lần để bác sĩ theo dõi được mức độ tiến triển của bệnh.

Cách điều trị suy thận giai đoạn cuối

Không có nhiều sự lựa chọn để điều trị suy thận giai đoạn cuối. bệnh nhân thường được chỉ định lọc máu hoặc phẫu thuật cấy ghép thận. ngoài ra có thể kết hợp dùng Thu*c và điều chỉnh lối sống để cải thiện các triệu chứng cho người bệnh.

Cụ thể các phương pháp được áp dụng để điều trị giai đoạn cuối của suy thận bao gồm:

1.  Chạy thận nhân tạo

Phương pháp này sử dụng máy giúp hỗ trợ thận lọc máu và đào thải các chất độc, nước cũng như muối dư thừa cho cơ thể. bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối thường được bác sĩ yêu cầu tới bệnh viện khoảng 3 lần mỗi tuần để chạy thận.

Khi chạy thận, máu của bệnh nhân sẽ được ra khỏi cơ thể, đi qua màng lọc của máy lọc máu. Sau đó, máu sạch sẽ được bơm trở lại cơ thể. Toàn bộ quá trình lọc máu diễn ra trong khoảng 3-4 giờ hoặc lâu hơn tùy theo mức độ nghiêm trọng của từng đối tượng. Bệnh nhân được phép trở về nhà sau khi lọc máu xong.

Một vài tác dụng phụ xấu có thể xảy ra trong quá trình chạy thận nhân tạo như: Mắt nhìn mờ, khó thở, đau bụng, bị vọp bẻ, buồn nôn và ói mửa nhiều… Người bệnh nên báo ngay cho điều dưỡng nếu gặp phải một trong các dấu hiệu trên.

2. Lọc màng bụng điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối

Một số trường hợp có thể được bác sĩ chỉ định lọc máu thông qua màng bụng. Ở phương pháp này bệnh nhân sẽ được phẫu thuật mổ mở hoặc mổ nội soi để đặt ống catheter ổ bụng. Nó cho phép nước và các chất hòa tan đi qua, trong khi đó chất cặn bã sẽ bị giữ lại và được loại bỏ ra khỏi cơ thể.

Thao tác thực hiện kỹ thuật lọc màng bụng khá đơn giản. Nó thường được thực hiện vào ban đêm trong khi bệnh nhân đang ngủ. Người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà sau khi trải qua một khóa huấn luyện cho bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn.

3. Phẫu thuật cấy ghép thận cho bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối

Một quả thận phù hợp được hiến từ người khỏe mạnh, người đã ch*t não hoặc người ch*t lâm sàng sẽ được ghép vào cơ thể bệnh nhân nhằm thay thế cho thận bị suy. quả thận mới ghép vẫn có khả năng hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, một vấn đề khó khăn là không phải ai cũng tìm được người cho thận phù hợp. Chi phí cho mỗi ca phẫu thuật ghép thận lên đến hàng trăm triệu đồng khiến người bệnh phải đắn đo, cân nhắc lựa chọn hay từ bỏ. Bên cạnh đó, sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị thải ghép thận và phải sử dụng Thu*c chống thải ghép suốt đời nên khá tốn kém.

4. Dùng Thu*c điều trị suy thận giai đoạn cuối

Bên cạnh các phương pháp trên, người mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối còn được chỉ định dùng Thu*c để cải thiện các triệu chứng hoặc ngăn ngừa biến chứng của bệnh. một số Thu*c thường có trong đơn của người bệnh như:

    Thu*c ức chế men chuyển Angiotensin hoặc Thu*c chẹn thủ thể angiotensin (ARB): Các Thu*c này giúp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp ở người bị suy thận giai đoạn cuối.

5. Phong cách sống giúp hỗ trợ điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối

Việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống sẽ góp phần tạo ra kết quả tích cực đối với việc điều trị suy thận giai đoạn cuối. khi thận bị suy, lượng nước dư thừa sẽ không được đào thải hết mà giữ lại trong cơ thể khiến người bệnh thay đổi cân nặng nhanh chóng. do vậy điều quan trọng là người bệnh cần theo dõi cân nặng thường xuyên. nếu tăng quá 0,5kg/ ngày nên hạn chế lượng nước và muối tiêu thụ.

Ngoài ra, trong ăn uống hàng ngày người bị suy thận mãn tính giai đoạn cuối cũng cần chú ý:

    Sử dụng các nguồn protein có chất lượng cao như thịt, cá, đậu nành. Tuy nhiên chỉ nên tiêu thụ các thực phẩm này ở mức vừa phải để tránh tích tụ nhiều urê trong cơ thể.

**Tìm hiểu chi tiết: Suy thận nên ăn gì và kiêng gì để kết quả điều trị tốt hơn?

Người bị bệnh suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Nếu thận không còn thực hiện được chức  năng của nó, người bệnh sẽ cần phải điều trị lọc máu suốt đời trừ khi được ghép thận. Tuổi thọ của những bệnh nhân được lọc máu có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình trạng sức khỏe, tuổi tác, chế độ chăm sóc và thái độ hợp tác của bệnh nhân đối với kế hoạch điều trị của bác sĩ.

Tuổi thọ trung bình của bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối khi lọc máu là 5-10 năm. tuy nhiên, nhiều người đã sống tốt khi chạy thận trong 20 hoặc thậm chí 30 năm.

Hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa về cách chăm sóc bản thân và giữ sức khỏe khi chạy thận nhân tạo để có thể cải thiện chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ.

Cách phòng ngừa bệnh suy thận giai đoạn cuối

Nếu bạn bị bệnh thận, bạn có thể làm chậm tiến trình suy giảm chức năng của nó bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh. Cụ thể như sau:

    Giảm cân nếu cơ thể đang bị dư thừa trọng lượng

Nhìn chung, bệnh suy thận giai đoạn cuối có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. nếu không điều trị, bệnh nhân chỉ có thể sống sót được khoảng vài tháng. để kéo dài thời gian sống, người bệnh cần giữ thái độ tích cực, lạc quan và nghiêm túc thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho lời khuyên, chẩn đoán và điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/suy-than-giai-doan-cuoi)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY