Dinh dưỡng hôm nay

Tác dụng chữa bệnh bằng chè vằng, Ai không nên uống chè vằng

Chè vằng được biết đến là thức uống bổ duỡng và lợi sữa cho phụ nữ sau sinh. Chè vằng có tính mát, thanh nhiệt, hỗ trợ giải độc cho gan. Tuy nhiên, đây lại là đồ uống mà không phải ai cũng nên uống thường xuyên. Có tên gọi cây Vằng, chè vằng, Râm trắng, Lài ba gân tên khoa học: Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ Nhài - Oleaceae.

Chè vằng Tốt cho phụ nữ sau sinh

Tác dụng đặc biệt của chè vằng đối với phụ nữ sau sinh cũng được kiểm nghiệm. Nên dùng chè vằng ít nhất trong giai đoạn cho con bú để nhiều sữa, sữa mát – do sữa đặc hơn, và giúp tiêu mỡ, giảm cân tốt hơn nhất là ở vòng bụng.

Chè vằng cũng có thể trị nhiễm khuẩn sau sinh, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, bế kinh, khí hư, thấp khớp, nhức xương. Các sản phụ khi dùng chè Vằng rất lợi sữa, người chóng khỏe, các cơ bụng, cơ tử cung co lên nhanh chóng, ăn ngon miệng.

Người mất ngủ ăn không ngon, người bị chứng nặng bụng, bụng hay cương cứng

Dùng chè vằng sẽ giúp giảm đáng kể, có thể nhận biết trong khoảng 1 tuần sử dụng thường xuyên.

Cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, bệnh nhân tiểu đường

Chè vằng hay cao chè vằng hỗ trợ điều trị, giúp giảm mỡ máu, giảm béo rất tốt nên thích hợp dành cho người có những bệnh trên, đặc biết đối với người cao huyết áp.

Chữa rắn cắn, mụn nhọt

Rễ cây vằng mài với dấm thanh để làm hết mủ những ung nhọt đã nung mủ.

Giảm cân

Đã qua rồi cái thời giảm cân mà kiêng đủ thứ, da dẻ xấu xí, người xanh như tàu lá, tinh thần mệt mỏi. Bỏi giờ đã có lá chè vằng đây, chỉ cần ăn ngủ nghỉ hợp lý cùng với tập luyện thể dục thường xuyên, trong một tháng bạn có thể giảm ít nhất 2kg. Giảm cân từ thiên nhiên, không ảnh hưởng sức khỏe mà lại còn tốt hơn cho cơ thể.

Uống hàng ngày khoảng 20-30g lá khô sắc uống, nếu dùng ngoài không kể liều lượng thì việc giảm cân sẽ mang lại hiệu quả.

Chữa bệnh răng miệng

Dùng lá chè vằng tươi rửa sạch, cho bệnh nhân nhai ngậm để chữa bệnh nha chu viêm. Ngoài ra, chè vằng được đun lấy nước rửa vết thương.

Tác dụng chữa bệnh và cách dùng cây Chè Vằng, Bài Thu*c Đông Y

Dùng riêng: Phụ nữ nông thôn sau khi đẻ thường lấy cành lá chè vằng phơi khô, nấu nước uống hằng ngày cho khỏe, chóng lại sức, chống thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn. Có thể dùng dạng Thu*c hãm hay Thu*c sắc với liều lượng mỗi ngày là 20 – 30g.

Chữa áp-xe vú: Chè vằng có tác dụng kháng khuẩn mạnh: dùng lá chè vằng để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm ít cồn 50 độ, cho xâm xấp, rồi đắp. Ngày làm 3 lần.

Chữa kinh nguyệt không đều: Chè vằng 20g, ích mẫu 16g, hy thiêm 16g, ngải cứu 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa đau bụng kinh, bế kinh: Cành lá chè vằng cắt nhỏ, phơi khô, 1kg nấu với 3 lít nước trong 3 – 4 giờ, rút nước đầu, nấu lại với 2 lít nước trong 2 giờ rồi trộn hai nước lại, cô thành cao mềm. Mỗi ngày uống 1 – 2g với nước ấm.

Chữa bệnh răng miệng: Dùng lá chè vằng tươi rửa sạch, cho bệnh nhân nhai ngậm để chữa bệnh nha chu viêm. Ngoài ra, chè vằng được đun lấy nước rửa vết thương.

Dùng phối hợp: Chữa đau gan, vàng da: chè vằng 20g, ngấy hương 20g thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày. Hoặc chè vằng 20g; nhân trần 20g; chi tử; lá mua; vỏ núc nắc, rau má, lá bồ cu vẽ, vỏ cây đại mỗi thứ 12g; thanh bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Những đối tuợng duới đây không nên uống chè vằng để đảm bảo sức khỏe.

Trẻ em duới 2 tuổi

Mặc dù chè vằng lợi tiểu, mát gan nhưng đối với trẻ em duới 2 tuổi bạn không nên cho trẻ uống loại chè này bởi có thể có tác dụng ngược lại. Đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi, bạn có thể cho trẻ uống với liều luợng vừa phải, song tốt nhất là nên hỏi ý kiến của duợc sĩ truớc khi cho trẻ uống.

Nguời bị huyết áp thấp

Mặc dù chè vằng khá lành tính, nhưng những người bị huyết áp thấp nếu thuờng xuyên sử dụng sẽ dễ gây ra các hiện tuợng như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu…Những trường hợp này nên giảm tối đa tần suất uống chè vằng.

Phụ nữ đang mang thai

Ngoài tác dụng lợi sữa, thanh nhiệt, mát gan, thanh lọc cơ thể, chè vằng còn có một tác dụng vô cùng "quan trọng" nữa đó là co bóp cổ tử cung để đẩy máu ứ đọng ra ngoài. Do đó khi các mẹ đang mang bầu thì tuyệt đối không nên uống vì có thể gây sinh non, hoặc sẩy thai, dọa sẩy thai.

Người bị cao huyết áp

Từ lâu, chè vằng được biết đến như một loại đồ uống bổ dưỡng và có nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng như đối tượng có huyết áp thấp, những người bị cao huyết áp cũng không nên uống chè vằng thường xuyên mà nên hạn chế tối đa.

Bởi tính mát gan và thanh nhiệt cơ thể của chè vằng có thể ảnh hưởng xấu đến huyết áp của các bệnh nhân này, thậm chí gây ra những biến chứng không tốt cho sức khỏe.

Chè vằng tuy có rất nhiều công dụng quý đối với sức khỏe chúng ta, nhưng cần lưu ý những trường hợp không nên uống hoặc hạn chế tối đa việc uống chè vằng. Đồng thời, việc lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng cũng là điều mà bạn cần hết sức lưu ý.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/tac-dung-chua-benh-bang-che-vang-ai-khong-nen-uong-che-vang)

Tin cùng nội dung

  • Cao huyết áp (còn gọi là “lên tăng-xông”) xảy ra khi máu của bạn di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cao huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY